TAILIEUCHUNG - Phân tích nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư
Bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính đã đề cập tới một dạng thức sống động nhất của tình yêu, đó chính là tương tư. Đó là tâm trạng của một tâm hồn đang nhớ của một trái tim đang yêu, chàng trai trong bài thơ không chỉ có nỗi nhớ mong mà thêm vào đó là cả sự hờn giận, trách móc vô cùng nhẹ nhàng, đó chính là khi trong con người chàng trai ấy đã mắc phải “căn bệnh” tương tư. | Phân tích nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư Đề bài: Phân tích nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai trong bài thơ Tương tư Dàn ý chi tiết 1/ Mở bài Giới thiệu tác giả và bài thơ: Bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính đã đề cập tới một dạng thức sống động nhất của tình yêu, đó chính là tương tư. Đó là tâm trạng của một tâm hồn đang nhớ của một trái tim đang yêu, chàng trai trong bài thơ không chỉ có nỗi nhớ mong mà thêm vào đó là cả sự hờn giận, trách móc vô cùng nhẹ nhàng 2/ Thân bài Nỗi nhớ mong của chàng trai: Tác giả đã sử dụng hình ảnh của hai thôn để biểu thị cho hai cá thể, hình ảnh đó thật tinh tế, bởi nó đã phần nào cho thấy nỗi nhớ mong của chàng trai đã mênh mang, lan tỏa vào trong không gian, cảnh vật của làng quê nơi anh đang sinh sống Sự chờ đợi, trông ngóng của chàng trai: Căn bệnh tương tư sẽ chẳng chừa một ai khi họ đã và đang muốn dấn thân vào thứ tình yêu thương ngọt ngào xen lẫn khổ đau. Nỗi tương tư làm cho con người ta mệt mỏi, dằn vặt nhưng chính nó là gia vị và màu sắc của tình yêu Sự hờn giận, trách móc của chàng trai: Chàng trai hờn trách rằng hai thôn gần nhau, chẳng xa cách đáng là bao, chẳng cách trở đò ngang, sông dài mà chỉ “cách một đầu đình” mà bên ấy lại để cho bên này chờ đợi trong mòn mỏi, phải tương tư khổ sở đến thế. Phải chăng không phải ngại đường xá khó khăn mà em không sang mà là do em không muốn sang 3/ Kết bài: Ý nghĩa nỗi nhớ mong và tâm trạng trách móc của chàng trai: Có thể thấy, chàng trai tương tư của Nguyễn Bính càng yêu thương thì lại càng nhớ mong, trông ngóng, mà càng nhớ lại càng chờ đợi sự hồi âm, đáp lại tình cảm, thế nhưng càng chờ anh lại càng trách móc sự hững hờ của người con gái mình yêu. Bài tham khảo Bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính đã đề cập tới một dạng thức sống động nhất của .
đang nạp các trang xem trước