TAILIEUCHUNG - Kết quả đánh giá chất lượng dược liệu ba kích ở một số địa bàn phía Bắc Việt Nam
Bài viết tiến hành đánh giá chất lượng dược liệu bao gồm định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC), xác định độ ẩm thử theo Dược điển Việt Nam IV và định lượng Rubiadin, Tectoquinone bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). | Kết quả đánh giá chất lượng dược liệu ba kích ở một số địa bàn phía Bắc Việt Nam Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU BA KÍCH Ở MỘT SỐ ĐỊA BÀN PHÍA BẮC VIỆT NAM Ngô Thị Nguyệt1, Nguyễn Thị Quỳnh Anh1, Nguyễn Thị Hà Ly2, Hoàng Thị Tuyết2, Nguyễn Thị Phương2, Trần Thị Bích Hường3, Trần Ngọc Hải4 1 Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh 2 Viện Dược liệu 3 Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 4 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Ba kích là một cây thuốc quý, có giá trị kinh tế cao, đã được gây trồng và phát triển ở nhiều tỉnh trung du, miền núi nước ta, để có thêm cơ sở nhằm bảo tồn và phát triển cây ba kích có năng suất, chất lượng cho sản xuất. Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng dược liệu bao gồm định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC), xác định độ ẩm thử theo Dược điển Việt Nam IV và định lượng Rubiadin, Tectoquinone bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Kết quả các mẫu đều có sắc ký đồ TLC có các vết giống về màu sắc và vị trí Rf với các vết chính trên sắc ký đồ TLC của mẫu ba kích đối chiếu của Viện Dược liệu (Dc). Đặc biệt, có mặt thành phần đường nystose (Rf=0,4) – là “marker” quan trọng được Dược điển Trung Quốc, Dược điển Hồng Kông sử dụng làm tiêu chí đánh giá chất lượng dược liệu ba kích. Độ ẩm của mẫu ba kích nhỏ hơn 12,0% và đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam. Hàm lượng Nystose lớn hơn 3,0% và đạt so với quy định trong Dược điển Trung Quốc. Hàm lượng Tectoquinone trung bình trong khoảng 4,0 ppm đến 17,3 ppm; hàm lượng Rubiadin trong khoảng từ 2,2 ppm đến 66,4 ppm. Từ khóa: Dược liệu ba kích, hàm lượng nystose, hàm lượng rubiadin, hàm lượng tectoquinone. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc khai thác quá mức và rừng thường Ba kích (Morinda officinalis F. C. How) là xuyên bị tàn phá đã làm cho cây thuốc này trở cây thân leo quấn sống lâu năm, phân bố ở khu nên hiếm. Vì vậy, việc nghiên cứu bảo tồn và vực nhiệt đới và cận .
đang nạp các trang xem trước