TAILIEUCHUNG - Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung
Năm 1788, triều Lê – Trịnh sụp đổ, vua Quang Trung xây dựng lại đất nước nhưng còn gặp nhiều trở ngại do đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặc khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn. Trước tình hình ấy, Quang Trung đã ban Chiếu cầu hiền để thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và sứ mệnh xây dựng đất nước. Mặc dù người trực tiếp viết chiếu thư là Ngô Thì Nhậm nhưng nội dung tư tưởng vẫn là của vua Quang Trung. | Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung Đề bài: Phân tích Chiếu cầu hiền để thấy tấm lòng vì dân vì nước và tài nhìn xa trông rộng của Quang Trung Hướng dẫn Năm 1788, triều Lê – Trịnh sụp đổ, vua Quang Trung xây dựng lại đất nước nhưng còn gặp nhiều trở ngại do đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặc khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn. Trước tình hình ấy, Quang Trung đã ban Chiếu cầu hiền để thuyết phục trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và sứ mệnh xây dựng đất nước. Mặc dù người trực tiếp viết chiếu thư là Ngô Thì Nhậm nhưng nội dung tư tưởng vẫn là của vua Quang Trung. Bằng lối văn nghị luận cổ, Chiếu cầu hiền được Ngô Thì Nhậm thể hiện thành công qua cách viết súc tích, thiết thực. Văn bản được chia làm 4 phần rõ ràng theo bố cục của một bài chiếu cũng là theo cách thuyết phục người hiền của vua Quang Trung. Mở đầu bài chiếu, tác giả đã đưa ra quy luật xử thế của người hiền bằng hình ảnh so sánh độc đáo: người hiền như ngôi sao sáng còn thiên tử như sao Bắc thần. Chỉ khi quy phục sao Bắc thần thì những ngôi sao kia mới sáng thật sự cũng như chỉ khi phụng sự vua, phục vụ cho nhân dân thì bản lĩnh và tài năng của họ mới thật sự phát huy. Thế nên việc người hiền quay về, tìm đến dưới trướng vua là thuận theo lẽ tự nhiên, hợp lòng dân, ý trời. Để tăng sức thuyết phục, tác giả đưa ra phản đề đánh đúng tâm lý những kẻ sĩ đang ở ẩn. Bên cạnh đó, Ngô Thì Nhậm còn mượn cứ liệu từ sử sách Trung Quốc như luận ngữ của Khổng Minh vừa hợp lòng sĩ tử vừa cho thấy Quang Trung cũng là người hiền, từng đọc sách thánh hiền. Sau khi khẳng định cách xử thế đúng đắn của hiền tài, Ngô Thì Nhậm đã đưa ra những chứng cứ xác thực trực tiếp từ việc ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà. “Trước đây thời thế suy vi lẩn tránh suốt đời” là những ví dụ điển hình trước đây kẻ sĩ .
đang nạp các trang xem trước