TAILIEUCHUNG - Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
Thâm Tâm là nhà thơ của dân tộc Việt Nam, với một phong cách thơ độc đáo, tác giả đã thể hiện được những trải nghiệm và cuộc đi của mình qua tác phẩm Tống Biệt Hành. Tống biệt hành là tiễn đưa, hành là một thể thơ cổ điển của Trung Quốc vừa trữ tình vừa tự sự, tương đối tự do, không theo niêm luật chặt chẽ như thơ Đường. Bài thơ mang đậm tâm trạng và cảm xúc của tác giả, với lời thơ da diết và ngập tràn cảm xúc, nó đã thu hút mạnh mẽ được tâm hồn của người đọc. | Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Đề bài: Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm Bài làm: Thâm Tâm là nhà thơ của dân tộc Việt Nam, với một phong cách thơ độc đáo, tác giả đã thể hiện được những trải nghiệm và cuộc đi của mình qua tác phẩm Tống Biệt Hành. Tống biệt hành là tiễn đưa, hành là một thể thơ cổ điển của Trung Quốc vừa trữ tình vừa tự sự, tương đối tự do, không theo niêm luật chặt chẽ như thơ Đường. Bài thơ mang đậm tâm trạng và cảm xúc của tác giả, với lời thơ da diết và ngập tràn cảm xúc, nó đã thu hút mạnh mẽ được tâm hồn của người đọc. Thâm Tâm đã nói lên một tiếng thơ riêng, một điệu hồn của một thi sĩ chắc đã từng có những cuộc chia lìa da diết và xót đau trong cuộc đời: Đưa người, ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Đưa người, ta chỉ đưa người ấy, Một giã gia đình, một dửng dưng Mở đầu bài thơ đây có lẽ là những lời trách móc tình tứ mà người ở lại dành cho người ra đi, những lời trách móc đáng yêu và duyên dáng đến vô cùng, sao không đưa qua sông, và khi đi qua những dòng sông đó, sẽ để lại trong lòng những tiếng sóng của cảm xúc đó là sự khác biệt và độc đáo mà nhà thơ đã và đang thể hiện. Buổi chiều chia tay cũng bình thường như bao chiều khác, không có gì đặc biệt: Bóng chiều không thắm, không vàng vọt nhưng hoàng hôn lại đong đầy trong mắt kẻ ra đi. Hoàng hôn trong mắt là buồn và lo, là nhớ thương, lưu luyến khi tiễn biệt. Người tiễn chỉ biết có người đi: “Đưa người, ta chỉ đưa người ấy”. Câu thơ cho ta thấy tuy đã xác định cho mình nỗi đau chia biệt nhưng người tiễn vẫn cứ ngỡ ngàng, thảng thốt. Tuy cố tỏ ra mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trong lòng vẫn không khỏi vấn vương. Vì thế mà phải tự động viên: Li khách! Li khách! Con đường nhỏ, Chí nhớn chưa về bàn tay không, Thì không bao giờ nói trở lại! .
đang nạp các trang xem trước