TAILIEUCHUNG - Xác định các biện pháp kiểm soát khí nhà kính trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng

Mục tiêu chính là “Xác định tiềm năng giảm phát thải KNK và lộ trình giảm phát thải KNK trong lĩnh vực NĐĐT”,đưa ra bức tranh giúp Bộ Công Thương có nhận định sơ bộ về tiềm năng giảm phát thải KNK của các NMĐT phục vụ cho các mục đích quản lý và hoạch định chính sách của ngành đáp ứng mục tiêu đặt ra trong INDC, tăng trưởng xanh và ứng phó với BĐKH. | Xác định các biện pháp kiểm soát khí nhà kính trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng Xác định các biện pháp kiểm soát khí nhà kính trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền, Đoàn Ngọc Dương, Nguyễn Chiến Thắng, Trịnh Hoàng Long, KS. Vũ Thế Uy, KS. Lê Nhuận Vĩ,KS. Hoàng Minh Hiếu. Thời gian thực hiện: 2013-2015. Bối cảnh thực hiện nghiên cứu Quy hoạch điện 7 đã dự báo tổng tiêu thụ điện năng Việt Nam tăng trưởng ở mức 11,1%/năm giai đoạn 2016-2020 và 7,8%/năm giai đoạn 2020-2030tương ứng với sảnlượng điện dự báo đạt GWh năm 2020 và GWh vào năm đó, tổng công suất phát điện ước tính đạt 52,04 GW vàonăm 2020 và 110,2GW vàonăm 2030 với tổng công suất đặt các NĐĐT tăng nhanh và mạnh mẽ đến năm 2020 đạt khoảng chiếm 46,8% sản lượng điện sản xuất và tiêu thụ khoảng 67,3 triệu tấn than,và năm 2030 công suất đặt các NĐĐT đạt 75000MW chiếm 56,4% sản lượng điện sản xuất. Công suất này giảm xuống còn tương ứng trong Quy hoạch điện 7 điều chỉnh. Theo công bố Quốc gia số 2, giai đoạn 1994-2000 phát thải KNK của ngành năng lượng tăng 12,8%/năm, mặc dù trong giai đoạn này chỉ có 1 nhà máy nhiệt điện than mới (NMNĐ Phả Lại 2 – 2x300MW) được xây dựng. Nhưng sau năm 2000, với sự mở rộng công suất của các nhà máy nhiệt điện than, phát thải CO2 từ các hoạt động năng lượng tăng đáng kể và trở thành ngành có lượng phát thải lớn nhất vào năm 2010 với tỷ trọng 66,8% tổng phát thải và mức tăng trưởng 7,4%/năm giai đoạn 2011-2030. Đến năm 2030 tỷ trọng này tăng lên đến 91,3% gần như là nguồn phát thải chính trong toàn ngành kinh tế Việt Nam. Việt Nam là nước đang phát triển, một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu (BĐKH). Việt Nam là thành viên của Liên bang chính phủ về biến đổi khí hậu, đã và đang tích cực góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.