TAILIEUCHUNG - Nhà văn Tô Hoài cho rằng tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao "là bản tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn hồi bấy giờ" hãy bình luận ý kiến trên.
Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù nói ra hay không nói ra cũng viết dưới ánh sáng của một "tuyên ngôn nghệ thuật" nào đấy. Ta đã từng gặp những tuyên ngôn nghệ thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng,. Những tuyên ngôn nghệ thuật này không còn là của riêng của các ông nữa. Chúng đã trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn của cả một thời đại văn nghệ. Viết Đôi mắt, Nam Cao muốn qua đó, phát biểu những suy nghĩ của mình về quan điểm, lập trường, về cách nhìn, cách sống của một nhà văn đi theo kháng chiến. Nhà văn Tô Hoài xem đó là một tuyên ngôn nghệ thuật chung của các nhà văn hồi bấy giờ. | Nhà văn Tô Hoài cho rằng tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao "là bản tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn hồi bấy giờ" hãy bình luận ý kiến trên. Đề bài: Nhà văn Tô Hoài cho rằng tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao "là bản tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn hồi bấy giờ" hãy bình luận ý kiến trên Bài làm Mỗi khi cầm bút, người nghệ sĩ dù muốn hay không, dù nói ra hay không nói ra cũng viết dưới ánh sáng của một "tuyên ngôn nghệ thuật" nào đấy. Ta đã từng gặp những tuyên ngôn nghệ thuật của nhiều nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng,. Những tuyên ngôn nghệ thuật này không còn là của riêng của các ông nữa. Chúng đã trở thành một tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ cầm bút, hơn nữa còn là tuyên ngôn của cả một thời đại văn nghệ. Viết Đôi mắt, Nam Cao muốn qua đó, phát biểu những suy nghĩ của mình về quan điểm, lập trường, về cách nhìn, cách sống của một nhà văn đi theo kháng chiến. Nhà văn Tô Hoài xem đó là một tuyên ngôn nghệ thuật chung của các nhà văn hồi bấy giờ. Cứ như cái tên gọi của nó thỉ tác phẩm muốn nói về văn đó cách nhìn, vấn đề quan điểm. Điều đó đã rõ. Nhưng nói cho chặt chẽ hơn, căn cứ vào nội dung hình tượng, thì đó trước hết đặt vấn đề lập trường. Đúng thế, mâu thuẫn giữa Độ và Hoàng trước hết là mâu thuẫn về lập trường. Một đằng thì coi cuộc kháng chiến là của mình và tích cực tham gia kháng chiến. Một đằng tự xem như người ngoài cuộc, từ chối không làm gì hết, dù là công tác bình dân học vụ trong làng. Một đằng vui sướng trước cuộc đổi đời của nhân dân và nhìn cuộc sống mới, tư thế mới mà cách mạng đem đến cho nhân dân lao động tốt đẹp là tốt đẹp. Một đằng chỉ thấy thế là lố bịch và hài hước. Nói tóm lại là Hoàng không .
đang nạp các trang xem trước