TAILIEUCHUNG - Bình luận về chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Có như là một thời, hai chữ lãng mạn thường gợi cho ta về một cái gì có hại, mang ý nghĩa tiêu cực, mềm yếu, không lành . Thực ra thì lãng mạn cũng có năm bảy đường. Lãng mạn như trong Tây Tiến của Quang Dũng là lãng mạn cách mạng, lãng mạn anh hùng. Nó làm cho đất nước thêm tráng lệ, kì vĩ, con người thêm sang trọng, hào hoa. | Bình luận về chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Đề bài: Bình luận về chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Bài làm Có như là một thời, hai chữ lãng mạn thường gợi cho ta về một cái gì có hại, mang ý nghĩa tiêu cực, mềm yếu, không lành . Thực ra thì lãng mạn cũng có năm bảy đường. Lãng mạn như trong Tây Tiến của Quang Dũng là lãng mạn cách mạng, lãng mạn anh hùng. Nó làm cho đất nước thêm tráng lệ, kì vĩ, con người thêm sang trọng, hào hoa. Có thể nói, cuộc sống tinh thần của mỗi con người hay cả một cộng đồng dân tộc sẽ nghèo nàn, cằn cỗi và nhàm chán biết bao nếu thiếu đi những ước mơ bay bổng, thiếu đi trí tưởng tượng phong phú, diệu kì. Lãng mạn hiểu theo nghĩa đúng đắn, chắp cánh cho những ước mơ, thúc giục con người hướng tới cái đẹp, cái cao cả và sự hoàn thiện mà hiện thực cuộc sống còn chưa đạt tới. Chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến chính là cảm hứng bay bổng của nhà thơ hướng tới vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Vẻ đẹp ấy được cảm nhận từ một hiện thực gian khổ và đầy khốc liệt, khó khăn. Chính vì thế, chất lãng mạn của bài thơ càng đáng trân trọng, nâng niu. Nói đúng hơn, chính nhờ chất lãng mạn ấy mà người lính Tây Tiến có thể vượt qua được mọi vất vả gian lao, mọi khó khăn thử thách. Chất lãng mạn trong Tây Tiến xuất hiện dường như để lấy lại "thăng bằng cho cảnh vật và tâm hồn của con người. Vì thế, bên cạnh một thiên nhiên hiểm trở, dữ dằn, những núi đá cheo leo, những cảnh rừng thiêng nước độc. ta lại thấy một thiên nhiên thơ mộng đến say người, một Tây Bắc đẹp như tranh thuỷ mặc. Nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ cứ "chơi vơi" giữa hai gam màu ấy. Còn gì dữ dội và hiểm trở hơn những cảnh: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời." Còn gì hoang dại và âm u, rùng rợn hơn tiếng thác gào và tiếng cọp gầm: .
đang nạp các trang xem trước