TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đề xuất mô hình cộng sinh cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang

Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) góp phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng. Tuy nhiên, cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cá do chất thải từ chính hoạt động nuôi. | Nghiên cứu đề xuất mô hình cộng sinh cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Khoa học Trái đất và Môi trường 4 1 115-127 Open Access Full Text Article Bài Nghiên cứu Nghiên cứu đề xuất mô hình cộng sinh cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt và trồng rau màu trên địa bàn tỉnh An Giang Nguyễn Hồng Anh Thư Trần Thị Hiệu Trà Văn Tung Nguyễn Việt Thắng Nguyễn Khôn Huyền Lê Quốc Vĩ Nguyễn Thị Phương Thảo Lê Thanh Hải TÓM TẮT Trong những năm gần đây nghề nuôi cá tra Pangasianodon hypophthalmus góp phần quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL nói riêng. Use your smartphone to scan this Tuy nhiên cùng với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cá do chất QR code and download this article thải từ chính hoạt động nuôi. Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản NTTS . Để nghề NTTS nói chung và nghề nuôi cá tra nói riêng phát triển bền vững và để bảo vệ môi trường tự nhiên nhóm nghiên cứu tiến hành đề xuất mô hình sinh kế cộng sinh giữa hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt và trồng rau màu nhằm tái sử dụng nước và dinh dưỡng từ hoạt động nuôi thủy sản để phục vụ cho hoạt động trồng rau màu nhằm giảm chi phí phân bón đồng thời giảm thiểu được các chất phú dưỡng hóa có trong nước thải nuôi thủy sản thải ra ngoài môi trường tạo thêm thu nhập cho các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Hiệu quả của mô hình đem lại là giảm thiểu một lượng lớn chất thải rắn thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận là 315 098 kg. Chất lượng nước thải được cải thiện sau khi thải ra nguồn tổng cacbon hữu cơ TOC 7 56 tổng nitơ 8 27 và tổng photpho là 0 64 đạt tiêu chuẩn xả thải trực tiếp ra môi trường. Như vậy việc xử lý nước thải ao nuôi cá bằng cây rau muống không những góp phần giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn nước mà còn góp phần tái sử dụng các thành phần thải từ ao nuôi cá cung cấp dinh dưỡng cho cây rau muống .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.