TAILIEUCHUNG - Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Quy định chung
Quá trình sản xuất là quá trình lao động với trình độ và năng lực nhất định sử dụng công cụ, thiết bị, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm có ích cho sự tiêu dùng xã hội. Trong ba yếu tố hợp thành quá trình sản xuất ấy, yếu tố lao động có vị trí quyết định nhất. Nếu không có lao động thì sản xuất không thể diễn ra, không thể tồn tại. | Tài liệu huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động - Quy định chung Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai CHƯƠNG 01: QUY ĐỊNH CHUNG A. QUY ĐỊNH CHO TẤT CẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG I./ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC ATVSLĐ 1./ Mục đích a./ Vị trí của người lao động trong sản xuất: Quá trình sản xuất là quá trình lao động với trình độ và năng lực nhất định sử dụng công cụ, thiết bị, tác động vào đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm có ích cho sự tiêu dùng xã hội. Trong ba yếu tố hợp thành quá trình sản xuất ấy, yếu tố lao động có vị trí quyết định nhất. Nếu không có lao động thì sản xuất không thể diễn ra, không thể tồn tại. b./ Những nhân tố tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ và thân thể của người lao động: Lao động là yếu tố quyết định, nhưng trong quá trình lao động sản xuất thường xuyên tồn tại và phát sinh các yếu tố bất lợi có thể gây tác động đến thân thể và sức khoẻ người lao động. Trước hết, lao động sản xuất kể cả lao động chân tay và lao động trí óc, đều bị hao tổn về sức lực, thần kinh trí tuệ, đây là sự hao phí lao động cần thiết để sáng tạo ra sản phẩm mới. Sự hao phí lao động đó phải bù đắp để tái sản xuất sức lao động. Bên cạnh hao phí cần thiết đó, người lao động còn bị nhiều yếu tố có thể gây tác động vào cơ thể gây nguy hiểm và có hại như tác động bởi dòng điện, bởi nhiệt độ, bởi bụi, chất độc, chất nổ, tiếng ồn. Các yếu tố đó phát sinh và tồn tại trong quá trình sản xuất do những thiếu sót về tổ chức kỹ thuật, về tổ chức lao động hoặc do sự vô ý, cẩu thả của người lao động. Những tác động đó có thể gây ra tai nạn lao động (TNLĐ), gây nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sức khoẻ, hoặc thiệt hại tính mạng người lao động. c./ Mục đích của an toàn lao động, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ): Bảo đảm sự toàn vẹn thân thể của người lao động không bị tai nạn lao động, không bị bệnh nghề nghiệp và tác hại nghề nghiệp. Giảm tiêu hao sức khoẻ, nâng cao ngày công giờ công lao động và duy trì sức khoẻ lâu dài, làm việc có
đang nạp các trang xem trước