TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng ứng dụng chủng Trichoderma harzianum SP12176 sinh Cellulase chuyển hóa bã mía
Trichoderma là chi nấm nổi tiếng với khả năng sinh enzzyme cellulase vượt trội và đã được ứng dụng trong sản xuất. Ứng dụng Trichoderma trong chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị đã được nghiên cứu khá nhiều. | Nghiên cứu khả năng ứng dụng chủng Trichoderma harzianum SP12176 sinh Cellulase chuyển hóa bã mía HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 98-104 This paper is available online at NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHỦNG Trichoderma harzianum SP12176 SINH CELLULASE CHUYỂN HÓA BÃ MÍA Dương Minh Lam*, Lê Thị Huế và Nguyễn Thị Kim Thảo Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trichoderma là chi nấm nổi tiếng với khả năng sinh enzzyme cellulase vượt trội và đã được ứng dụng trong sản xuất. Ứng dụng Trichoderma trong chuyển hóa phế phụ phẩm nông nghiệp thành các sản phẩm có giá trị đã được nghiên cứu khá nhiều. Chủng Trichoderma harzianum SP12176 được phân lập từ đất rừng ngập mặn, có khă năng sinh cellulase khá cao và được tăng cường bởi CMC và bột giấy (hoat tính > 10 IU/ml). Bột bã mía có khả năng làm tăng mạnh sự biểu hiện cellulase của chủng, hoạt tính tăng hơn 2,4 lần so với CMC và bột giấy (đạt 25,03 IU/ml). Chủng nghiên cứu sinh trưởng và sinh enzyme trong dải pH từ 5,5-6,5 và nhiệt độ nuôi cấy từ 27-34 oC. Đặc điểm sinh học và sinh enzyme của chủng phù hợp cho việc chuyển hóa bã mía thành các sản phẩm hữu hiệu, góp phần nâng cao chuỗi giá trị của cây mía. Từ khóa: Trichoderma, cellulase, sugarcane bagasse, bã mía. 1. Mở đầu Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp với gần 70% lao động nông nghiệp trong cả nước [1]. kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp năm 2018 lên tới hơn 40 tỷ đô la Mỹ [2]. Trong nông nghiệp, ngành sản xuất mía đường là một ngành quan trọng, chiếm 5% diện tích nông nghiệp của cả nước, với hơn 1,2 triệu tấn đường mỗi năm [3]. Bên cạnh sản lượng mía đường lớn, lượng bã mía phế thải được tạo ra tương ứng là hơn 4,0 triệu tấn mỗi năm [3]. Hiện nay, các phương pháp xử lí bã mía chủ yếu là nhiệt giấy, điện, cồn sinh học, phân hữu cơ vi sinh [3, 4, 5]; Tuy nhiên, các phương pháp được áp .
đang nạp các trang xem trước