TAILIEUCHUNG - Phật giáo trong đời sống người dân Hà Nội hiện nay
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ này là vì một số niềm tin mang tính tín ngưỡng dân gian đã hòa quyện vào niềm tin Phật giáo và chưa hề suy giảm trong thời hiện đại. Trong bài viết này, chúng tôi điểm lại một số khía cạnh sinh hoạt Phật giáo trong đời sống người dân Hà Nội. | Phật giáo trong đời sống người dân Hà Nội hiện nay Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 – 2018 61 ĐÀM TUẤN ANH* PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt: Những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đối với các tôn giáo trong những năm gần đây là yếu tố quan trọng để tạo ra bộ mặt mới trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân cả nước nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Người ta đang chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ của Phật giáo trong đời sống của người dân, đặc biệt là người dân thành thị. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ này là vì một số niềm tin mang tính tín ngưỡng dân gian đã hòa quyện vào niềm tin Phật giáo và chưa hề suy giảm trong thời hiện đại. Trong bài viết này, chúng tôi điểm lại một số khía cạnh sinh hoạt Phật giáo trong đời sống người dân Hà Nội. Từ khóa: Phật giáo, người dân, Hà Nội. Dẫn nhập Việt Nam là một quốc gia có đời sống tâm linh phong phú. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2012, Việt Nam “có trên 80% dân số có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có gần 24 triệu tín đồ của 13 tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số”1. Sự tồn tại nhiều loại hình tôn giáo và tín ngưỡng làm nên một nét đặc trưng quan trọng cho đời sống tâm linh của người Việt Nam. Đã từ lâu ở Việt Nam, các tôn giáo có nguồ n gố c Phương Đông như Phâ ̣t giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng tồn tại với các tôn giáo có nguồ n gố c Phương Tây như Công giáo, Tin Lành. Bên cạnh các tôn giáo lớn, Việt Nam còn có những loại hình tín ngưỡng bản địa cổ xưa như thờ Mẫu, thờ cúng tổ tiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng làng * Khoa Tôn giáo học, Học viện Khoa học xã hội. Ngày nhận bài: 25/12/2017; Ngày biên tập: 10/01/2018; Ngày duyệt đăng: 25/01/2018. 62 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2018 Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam còn xuất hiện thêm mô ̣t số tôn giáo mới, như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghıã , Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tinh ̣ Đô ̣ Cư Sĩ .
đang nạp các trang xem trước