TAILIEUCHUNG - Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
Sau đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng được sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN HÓA HỌC 11 Năm học 2019-2020 LÝ THUYẾT PHẦN I : AXÍT, BAZƠ VÀ MUỐI : 1. Chất điện li mạnh( =1): là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. - Axit mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, HBr, HI - Bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 - Các muối tan: NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2,. 2. Chất điện li yếu (0 < < 1): là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. - Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HNO2,HF, H2CO3, H2SO3, H3PO4 - Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3, Cu(OH)2 , NH3. - H2O điện li rất yếu. 3. Axit, bazơ, muối: a) Axit khi tan trong nước phân li ra cation H+; Bazơ khi tan trong nước phân li ra anion OH- b) Muối: - Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ Ví dụ: NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3 + - Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H Ví dụ: NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4 (trừ Na2HPO3, NaH2PO2 vẫn còn hidro nhưng là muối trung hòa vì hidro không có khả năng phân li ra ion H+) c) Hidroxit lƣỡng tính:là Hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. * Các hidroxit lưỡng tính thường gặp như: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cu(OH)2, Be(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Ví dụ: Al(OH)3 Al3+ + 3OH- ( phân li theo kiểu bazơ) Al(OH)3 H+ + AlO2- + H2O ( phân li theo kiểu axit) Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- ( phân li theo kiểu bazơ) Zn(OH)2 H2ZnO2 2H+ + ZnO22- ( phân li theo kiểu axit) 4. Tích số ion của nƣớc: K H 2O [H+][OH−] = 10-14 Hay pH+ pOH= 14 5. Tính pH: Để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch,người ta dùng pH với quy ước: [H+] = 1, M → pH = -lg[H+] + 6. Giá trị [H ] và pH đặc trưng cho các môi trường : Môi trường trung tính: [H+] = 1,0 . 10-7M hay pH = 7,00 Môi trường
đang nạp các trang xem trước