TAILIEUCHUNG - Kỹ nghệ sơ kỳ đá cũ An Khê ở Việt Nam với cái gọi là con đường Movius
Từ năm 2014 đến 2019, các nhà khảo cổ học Việt - Nga đã khai quật bốn trong 23 địa điểm sơ kỳ Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Kỹ nghệ An Khê được đặc trưng bởi tổ hợp công cụ cuội quartz, quartzite, kích thước lớn, ghè đẽo thô sơ. Về loại hình học, phức hợp công cụ gồm ghè hai mặt/rìu tay, mũi nhọn/ mũi nhọn tam diện, và chopper/chopping. Kỹ nghệ An Khê có niên đại, tính bằng phương pháp Argon-kali, là 806,000 ± 22,000BP và 782,000 ± 20,000BP. Kỹ nghệ An Khê tương đồng với kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ Bách Sắc (Trung Quốc) cả về chất liệu, kỹ thuật và hình dáng công cụ. Các phát hiện khảo cổ học ở Việt Nam và Trung Quốc cho thấy, các công cụ ghè hai mặt cùng xuất hiện từ sơ kỳ Đá cũ. Sẽ là sai lầm khi cho rằng, những người chế tạo rìu tay là đại diện cho khu vực năng động, tiên tiến, còn những người chế tác chopper/choping lại là người bảo thủ và lạc hậu. | Kỹ nghệ sơ kỳ đá cũ An Khê ở Việt Nam với cái gọi là con đường Movius TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 7–16 KỸ NGHỆ SƠ KỲ ĐÁ CŨ AN KHÊ Ở VIỆT NAM VỚI CÁI GỌI LÀ CON ĐƯỜNG MOVIUS Nguyễn Khắc Sửa* a Viện Khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: khacsukc@ Lịch sử bài báo Nhận ngày 12 tháng 03 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 04 năm 2019
đang nạp các trang xem trước