TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước
Luận án tập trung xây dựng khung lý thuyết cho phân tích hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước; (ii) Đánh giá thực trạng giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước và (iii) Xây dựng các đề xuất, kiến nghị để tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả nguồn vốn, tài sản nhà nước tại các tập đoàn kinh tế. | Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ đã thí điểm thành lập 13 tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở cơ cấu lại một số tổng công ty nhà nước. Các tập đoàn kinh tế nhà nước được nắm giữ và ưu tiên các nguồn lực quan trọng về vốn, lĩnh vực hoạt động, với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều tiết kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, cung cấp nhiều sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế. Đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước đã có điều kiện huy động vốn, mở rộng ngành nghề kinh doanh, khai thác tốt hơn cơ sở vật chất kỹ thuật trên nguyên tắc gắn với ngành kinh doanh chính, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định được vị thế và thương hiệu trong quá trình hội nhập quốc tế. Cùng với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, các tập đoàn cũng bảo đảm thực hiện các mục tiêu khác về an ninh- quốc phòng, an sinh xã hội cho đất nước. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện thí điểm, mô hình tập đoàn kinh tế đang bộc lộ những bất cập về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý. Các quy định về tổ chức và hoạt động của tập đoàn kinh tế còn những điểm chưa nhất quán dẫn đến sự chồng chéo, làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thành viên nói riêng và của cả tập đoàn nói chung. Bên cạnh đó, các tập đoàn kinh tế sử dụng vốn, tài sản Nhà nước cũng chưa thật sự hiệu quả, chưa tương xứng với sứ mệnh được trao; tỷ lệ vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính còn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số sai phạm tại một số tập đoàn kinh tế nhà nước đã gây ra những tổn thất lớn, gây bức xúc trong xã hội. Theo quy định tại các văn bản luật hiện hành, sử dụng vốn Nhà nước phải theo sự điều chỉnh của Luật Ngân sách Nhà nước và một số văn bản pháp luật có liên quan. Chính phủ, các cơ quan Chính phủ chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhưng
đang nạp các trang xem trước