TAILIEUCHUNG - Cảm hứng xê dịch trong tùy bút trước cách mạng tháng 8-1945 của Nguyễn Tuân nhìn từ phương diện không gian nghệ thuật
Trong tùy bút Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám nhìn từ không gian nghệ thuật trải dài gió gắn với những ám ảnh, nhận thức của cái tôi cá nhân về thân phận, sự hiện tồn tại và có gì đó mang màu sắc của định mệnh. | Cảm hứng xê dịch trong tùy bút trước cách mạng tháng 8-1945 của Nguyễn Tuân nhìn từ phương diện không gian nghệ thuật HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 8, pp. 77-84 This paper is available online at CẢM HỨNG XÊ DỊCH TRONG TÙY BÚT TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG 8-1945 CỦA NGUYỄN TUÂN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT Lê Việt Đoàn Trường Trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ, Cà Mau Tóm tắt. Trong tùy bút Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám nhìn từ không gian nghệ thuật trải dài gió gắn với những ám ảnh, nhận thức của cái tôi cá nhân về thân phận, sự hiện tồn tại và có gì đó mang màu sắc của định mệnh. Giữa hiện tại và quá khứ, cổ kính và hiện đại cho tới những miền đất lạ cùng không gian nhân sinh quan, không gian văn hóa không chỉ mang nỗi sầu thiên vạn cổ mà còn là biểu trưng của những kiếp người giang hồ lãng tử, những kiếp sống phong trần, những cuộc dấn thân không giới hạn, bến bờ. Đó là sự chạy trốn hoàn cảnh để được sống thực, sống đúng với bản chất, bản ngã của cái tôi, vừa là biểu hiện vượt lên trên cái tầm thường, nhạt nhẽo để hướng đến những giá trị Chân – Thiện – Mỹ trước hết là trong việc xê dịch và bằng xê dịch. Từ khóa: Xê dịch, đời tư, không gian nghệ thuật, định mệnh. 1. Mở đầu Cảm hứng xê dịch và những ám ảnh thiếu quê hương của Nguyễn Tuân từ lâu đã trở thành đặc trưng sáng tác, thành “phong vị Nguyễn Tuân” không lẫn với bất cứ tác giả nào cùng thời. Có thể thấy điều này thể hiện rõ nét qua các tác phẩm: Một chuyến đi (1941); Vang bóng một thời (1940); Ngọn đèn dầu lạc (1939); Thiếu quê hương (1943); Tàn đèn dầu lạc (1941); Chiếc lư đồng mắt cua (1941) và Tùy bút I (1941); Tùy Bút II (1943); Tóc chị Hoài (1943); Nhà bác Nguyễn (1945) Nói tới cảm hứng xê dịch và những ám ảnh thiếu quê hương của Nguyễn Tuân, không thể không nhắc tới các nghiên cứu có giá trị như Tùy bút của Nguyễn Tuân sau Cách mạng Tháng .
đang nạp các trang xem trước