TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu
Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn "Không gian nghệ thuật Thơ mới 1932-1945 qua sáng tác của một số tác giả tiểu biểu" có kết cấu nội dung gồm 3 chương, nội dung luận văn trình bày về những đặc điểm nổi bật của không gian nghệ thuật thơ mới 1932-1945, không gian nghệ thuật của Thế Lữ, Huy Cận,. | Tình ái, niềm luyến ái là nhân tố điều hành mọi hoạt động trong vương quốc thi ca Xuân Diệu, là nơi để chứa đựng không gian khoáng đạt của vườn trần nhưng cũng là nơi thi sĩ thấy hiu quạnh, cô liêu. “Vườn tình ái” và “sa mạc cô liêu” vốn là những hình ảnh thực, đầy ấn tượng đối với thi sĩ, đã được tâm thức thơ ca Xuân Diệu dùng như cặp hình ảnh tổng quát để phân lập và quy chiếu thế giới này. Cặp hình ảnh tổng quát ấy đối lập với nhau một cách biện chứng. Nghĩa là chúng vừa tương phản nhau vừa chuyển hoá sang nhau làm nên hình tượng một thế giới toàn vẹn và sống động của Xuân Diệu. Ở phía này, thế giới hiện ra như một mảnh vườn tình ái, trong đó vạn vật đang rạo rực đắm say, đang giao duyên tình tự với nhau, bao trùm lên là một bầu sinh khí ngập tràn ánh sáng và hơi ấm. ở phía kia, thế giới lại hiện ra trong diện mạo một hoang mạc cô liêu, tất cả cứ như một cõi hoang vắng, sinh khí suy biến tiêu tán - và cảnh đời là sa mạc cô liêu; tạo vật thành lẻ loi, trống trải, lạnh lẽo, âm u, âu sầu. Nếu mảnh vườn tình ái là thiên nhiên gợi tình, thì hoang mạc cô liêu là thiên nhiên gợi buồn. Một đằng đánh thức dậy trong con người khát khao luyến ái yêu đương, một đằng lại đánh thức nỗi cô đơn cố hữu trong từng cá thể. Dù gợi tình hay gợi buồn, thế giới xung quanh đều dẫn lối cho con người đến một cái đích duy nhất, đó là Tình yêu. Bởi chỉ đến với tình yêu con người mới được thoả những khát khao tình ái, cũng chỉ đến với tình yêu mỗi cá thể mới vượt thoát được nỗi cô đơn.
đang nạp các trang xem trước