TAILIEUCHUNG - Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển vùng du lịch trong bối cảnh hiện nay
Bài viết này tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết giữa các vùng du lịch với nhau theo khía cạnh quản lí nhà nước (chính sách, quy hoạch, đơn vị cung ứng dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ). | Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển vùng du lịch trong bối cảnh hiện nay HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Social Sciences, 2019, Volume 64, Issue 5, pp. 157-164 This paper is available online at CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN VÙNG DU LỊCH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Nguyễn Minh Tuân Trung tâm Đảm bảo chất lượng - Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt. Việc liên kết phát triển vùng du lịch cho phép khai thác những lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, về hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và các nguồn lực khác của vùng nói chung và của các địa phương trong vùng tham gia liên kết cho phát triển du lịch của vùng. Việc liên kết phát triển vùng du lịch tăng khả năng cạnh tranh và là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở nên gay gắt giữa các lãnh thổ và giữa các doanh nghiệp du lịch. Bài viết này tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện liên kết giữa các vùng du lịch với nhau theo khía cạnh quản lí nhà nước (chính sách, quy hoạch, đơn vị cung ứng dịch vụ, cơ sở hạ tầng xã hội ). Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết vùng du lịch đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh liên kết phát triển vùng du lịch trong bối cảnh hội nhập hiện nay như: nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí nhà nước; hoàn thiện các cơ chế, chính sách về liên kết du lịch; liên kết để tạo chuỗi các sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ liên kết, phát triển du lịch Từ khóa: Liên kết vùng, phát triển du lịch, tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, quản lí, quy hoạch. 1. Mở đầu Liên kết vùng là sự liên kết, hợp tác, bổ sung lẫn nhau giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng nhằm mục đích tăng cường sức hút và tiềm lực phát triển kinh tế xã hội, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các
đang nạp các trang xem trước