TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hành chính công:Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Luận án khái quát những quan điểm cơ bản nhất về nhà nước pháp quyền, chỉ ra những đặc thù và yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh trên cơ sở tiêu chí của nhà nước pháp quyền, từ đó nêu khuyến nghị khoa học, các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hành chính công:Tổ chức và hoạt động của chính quyền tỉnh theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 2 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp quyền đặt ra hàng loạt các vấn đề liên quan đến phương thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba ( khóa VIII) đã đề ra yêu cầu: “ Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của HĐND và nhiệm vụ quản lý hành chính ở đô thị với hoạt động của HĐND và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông thôn”. Từ tổng kết thực tiễn cải cách hành chính, cải cách tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta, báo cáo kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: Một số vấn đề về tổ chức của HĐND vẫn chưa được làm rõ và chưa có định hướng đổi mới một cách căn bản, lâu dài, nhất là cấp huyện và mô hình tổ chức quản lý đô thị; chất lượng hoạt động của HĐND ở nhiều nơi chưa cao. Về mặt pháp lý, tổ chức chính quyền tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ở cùng một cấp, có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như nhau, mặc dù Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã có một số những quy định riêng về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của chính quyền tỉnh, TPTTTW nhưng chưa đạt đến mức độ cao, chưa phản ánh được những đặc thù của chính quyền đô thị và nông thôn. Trong bộ máy nhà nước, chính quyền cấp tỉnh nói chung và chính quyền tỉnh nói riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng, được tổ chức trên một đơn vị hành chính nhân tạo, là cấp trung chuyển quyền lực giữa trung - ương và các vùng lãnh thổ - dân cư rộng lớn có đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội khác biệt so với các đô thị. Các chủ
đang nạp các trang xem trước