TAILIEUCHUNG - Không gian giấc mơ trong một số truyện ngắn nữ Việt Nam hiện đại
Trong bài viết này, từ việc khảo sát kiểu không gian giấc mơ trong một số truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, chúng tôi cho rằng đây là kiểu không gian khá phổ biến, gắn liền với đời sống tâm lí của con người hiện đại. | Không gian giấc mơ trong một số truyện ngắn nữ Việt Nam hiện đại KHÔNG GIAN GIẤC MƠ TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI TRẦN NHẬT THU Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: thu_dhkh@ Tóm tắt: Không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng thuộc kết cấu của tác phẩm và được lựa chọn nhằm thể hiện những ý đồ nghệ thuật khác nhau. Trong bài viết này, từ việc khảo sát kiểu không gian giấc mơ trong một số truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại, chúng tôi cho rằng đây là kiểu không gian khá phổ biến, gắn liền với đời sống tâm lí của con người hiện đại. Thông qua hai cơ chế chính là thỏa mãn ham muốn và gợi ám ảnh, không gian giấc mơ là một lựa chọn đặc biệt phù hợp với các tác giả nữ trong quá trình phản ánh những vấn đề về giới và bản năng giới. Từ khóa: không gian, giấc mơ, truyện ngắn nữ. 1. MỞ ĐẦU Phân tâm học hiện đại đã chứng minh giấc mơ chính là một thành quả tâm lý riêng của người chiêm bao. Theo : “giấc mơ dù cho là có ý nghĩa gì chăng nữa, đều tuân theo các quy luật cấu thành như một chứng loạn thần kinh hay tâm thần Tất cả những điều xảy ra trong giấc mơ ngoài những ý nghĩa quan trọng của ngày hôm trước, đặc biệt là những điều thể hiện ra, đều là cái vô thức bị dồn nén ” [7, ]. Những nội dung của cái vô thức bị chèn ép ấy được nhà tâm lý chỉ rõ, đó là “thời kỳ đầu đời đã bị lãng quên, những đam mê và những thảm họa về quan hệ ở đầu thời thơ ấu, những hoài niệm thuộc chấn thương không được xử lý, những ước vọng đồi bại tột độ và dã man được hình thành có tính phản ứng ” [7, ]. Nói theo một cách khác, giấc mơ như thể một huyền thoại đa nghĩa với vô vàn cách lý giải, đoán định. Với những tầng lớp ý nghĩa đó, giấc mơ trở thành một thủ pháp nghệ thuật trong văn học. Nhà văn đã mượn thành quả của nhà tâm lý để mở thêm một lối đi mới, theo đó, không gian giấc mơ có khi là sự bù đắp, tự thỏa mãn, có khi là sự thương thỏa với hiện thực tàn nhẫn, có khi lại thể .
đang nạp các trang xem trước