TAILIEUCHUNG - Dấu tích của danh nhân Nguyễn Văn Thành trên đất Thừa Thiên Huế

Những dấu tích của Nguyễn Văn Thành còn lại trên quê hương Thừa Thiên Huế không nhiều và ít người biết đến. Bài viết muốn làm rõ những dấu tích đó như là một sự tri ân đối với một danh nhân, một người có công với dân với nước. | Dấu tích của danh nhân Nguyễn Văn Thành trên đất Thừa Thiên Huế Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 2 (128) . 2016 95 ĐẤT NƯỚC - NHÂN VẬT DẤU TÍCH DANH NHÂN NGUYỄN VĂN THÀNH TRÊN ĐẤT THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Đăng, Mai Văn Được* 1. Vài nét về cuộc đời đầy vinh quang nhưng oan nghiệt của Nguyễn Văn Thành Nguyễn Văn Thành (1758-1817), quê gốc ở giáp Tây, xã Bác Vọng, tổng Phú Ốc, huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong (nay là làng Bác Vọng Tây, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế), tiên tổ ông nhiều lần thay đổi nơi sinh sống.(1) Cha ông là Nguyễn Văn Hiền (? - 1775) khảng khái đảm lược, đã đem hương dũng phò tá chúa Nguyễn Phúc Thuần, được trao chức Cai đội. Trong một trận đánh với quân Tây Sơn tại hòn Tam Sơn, Nguyễn Văn Hiền đã dốc hết sức đánh địch, tử trận, được tặng Cai cơ. Đến thời vua Gia Long, ông được truy tặng Đặc tiến Tráng võ phụ quốc Thượng tướng quân Cẩm y vệ Chưởng vệ sự Chưởng doanh Hiền Đức hầu,(2) liệt thờ ở đền Hiếu Trung và miếu Trung Tiết công thần. Mẹ ông là bà Trần Thị Đàn (1740-1809), người ở thôn Bình Long, tổng Tân Phong, huyện Tân Long, phủ Bình Tân, trấn Phiên An (Gia Định).(3) Nguyễn Văn Thành có trang mạo đẹp đẽ, tính trầm nghị, thích đọc sách, tài võ nghệ.(4) Mới 15 tuổi (1773), ông đã theo cha đánh quân Tây Sơn. Khi cha mất, ông tìm đến Nguyễn Ánh năm 1777, coi Nguyễn Ánh như một minh chúa và dốc lòng thờ phụng, lập được nhiều chiến công. Năm 1801, ông lãnh ấn Khâm sai Chưởng Tiền quân,(5) Bình Tây Đại Nguyên soái, tước quận công. Ông là một trong những vị tướng trung thành hầu cận, giúp Nguyễn vương khôi phục quyền lực họ Nguyễn, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Sau khi lấy được Bắc thành, tháng 9 năm Nhâm Tuất (1802), vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thành giữ chức Tổng trấn(6) với lời dụ rằng: “việc Bắc thành đều giao cho ngươi cả”.(7) Trên cương vị mới, với quyền lực “tiền trảm hậu tấu”, ông đã có nhiều

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.