TAILIEUCHUNG - Giá trị Công giáo ở Việt Nam qua các cấp độ: Cá nhân, gia đình, cộng đồng
Các tôn giáo ở Việt Nam dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôn giáo nội sinh, trong quá trình tồn tại và phát triển đều tạo ra các giá trị tôn giáo. Giá trị Công giáo ở Việt Nam không nằm ngoài vấn đề trên. Giá trị Công giáo ở Việt Nam phản ánh căn cốt nội tại từ đời sống tôn giáo của tôn giáo này tại Việt Nam. | Giá trị Công giáo ở Việt Nam qua các cấp độ: Cá nhân, gia đình, cộng đồng Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9&10 - 2016 77 NGUYỄN HỒNG DƯƠNG* GIÁ TRỊ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM QUA CÁC CẤP ĐỘ: CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, CỘNG ĐỒNG Tóm tắt: Các tôn giáo ở Việt Nam dù là tôn giáo ngoại nhập hay tôn giáo nội sinh, trong quá trình tồn tại và phát triển đều tạo ra các giá trị tôn giáo. Giá trị Công giáo ở Việt Nam không nằm ngoài vấn đề trên. Giá trị Công giáo ở Việt Nam phản ánh căn cốt nội tại từ đời sống tôn giáo của tôn giáo này tại Việt Nam. Nó hình thành trên cơ sở của Kinh Thánh, của giáo lý, giáo luật, đặc biệt là của lối sống đạo của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam trong lịch sử truyền giáo, phát triển Công giáo ở Việt Nam. Giá trị Công giáo ở Việt Nam gồm những nội dung gì? Nó có vai trò như thế nào trong xã hội Việt Nam? Đây là một vấn đề rộng lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi trình bày một số giá trị Công giáo Việt Nam qua ba nội dung: cá nhân, gia đình, cộng đồng. Từ khóa: Công giáo, giá trị, Việt Nam, cá nhân, gia đình, cộng đồng. 1. Giá trị Công giáo Việt Nam đối với cá nhân người Công giáo Trước hết nên hiểu cá nhân ở đây là con người, mỗi một con người, là cá vị hay là vị thế của con người. Cũng như một số tôn giáo lớn khác, Công giáo có quan niệm về con người (cá nhân). Chỉ có thể hiểu quan niệm của Công giáo về con người mới hiểu được ảnh hưởng của giá trị Công giáo tới con người (cá nhân). . Quan niệm của Công giáo về con người/cá nhân Sách Sáng thế cho biết, Con Người do Thiên Chúa tạo nên bằng một ngôn ngữ biểu tượng “Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi và con người trở nên một sinh vật”1. Con người gồm hai phần linh hồn và thể xác. Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Công đồng Vatican II viết: “Là một thực thể có xác và hồn, con người, nhờ chính điều kiện có xác của * ., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt .
đang nạp các trang xem trước