TAILIEUCHUNG - Nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam
Bài viết minh định được nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam như sự kết hợp của các yếu tố tương phản, sử dụng cả những yếu tố kì ảo, quái dị, gắn với tiếng cười và phóng đại một hoặc một vài khía cạnh tính cách kì dị, khác thường. Hơn thế nữa, nghệ thuật nghịch dị trong xây dựng nhân vật góp phần thể hiện tinh thần đổi mới quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người trong văn học. | NHÂN VẬT NGHỊCH DỊ TRONG TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM Huỳnh Thị Thu Hậu1 Tóm tắt: Bài viết minh định được nghệ thuật xây dựng nhân vật nghịch dị trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam như sự kết hợp của các yếu tố tương phản, sử dụng cả những yếu tố kì ảo, quái dị, gắn với tiếng cười, và phóng đại một hoặc một vài khía cạnh tính cách kì dị, khác thường. Hơn thế nữa, nghệ thuật nghịch dị trong xây dựng nhân vật góp phần thể hiện tinh thần đổi mới quan niệm về hiện thực, quan niệm về con người trong văn học. 1. Mở đầu Văn học đương đại Việt Nam là một bức tranh đa chiều, phức tạp và đầy màu sắc. Đó là nền văn học đa thanh với rất nhiều cá tính sáng tạo khác nhau cùng những nỗ lực khai tử thói quen cũ mòn và khuôn sáo, từ đó hình thành một Hồ Anh Thái mê chơi cấu trúc, một Nguyễn Bình Phương nghiêng về phân tâm học, một Nguyễn Việt Hà tư duy tôn giáo, một Thuận và Đoàn Minh Phượng liên văn bản, một Đặng Thân hậu hiện đại Có thể nói, từ 1986 đến nay, nghịch dị (grotesque) được hồi sinh mạnh mẽ trong tiểu thuyết Việt Nam qua các sáng tác của Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thân, Y Ban Hiện nay, nghịch dị (Grotesque) trong văn học nghệ thuật nói chung và tiểu thuyết nói riêng đã và đang được giới nghiên cứu, lí luận, phê bình và sáng tác quan tâm. Đó là nhờ cái nhìn dân chủ được phát huy. Nghịch dị (Grotesque) đã góp phần tạo nên cái nhìn tự do với tiếng cười châm biếm, giải phóng bản thể của con người trước mọi sự rập khuôn, sáo rỗng. Thông qua grotesque, nhiều trật tự được định nghĩa, thế giới được nhìn khác đi. Có rất nhiều cánh cửa để đi vào tiểu thuyết đương đại. Có người dùng ánh sáng của hậu hiện đại, ánh sáng của diễn ngôn, huyền thoại, kì ảo, phân tâm học Sử dụng lí thuyết Grotesque để soi chiếu tiểu thuyết đương đại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy nhiều tác giả đã sử dụng nghịch dị để xây dựng nhân vật. Có thể nói, hình tượng nhân vật nghịch dị của tiểu thuyết đương đại Việt Nam không có độ hoành tráng và kì vĩ như Gargantua và
đang nạp các trang xem trước