TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu tách chiết polyphenol và khảo sát khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn của dịch chiết từ lá cây kim vàng (Barleria lupulina L.)
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình tách chiết polyphenol bao gồm: Loại dung môi, nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu: Dung môi, thời gian chiết và nhiệt độ tách chiết để chọn ra điều kiện chiết tối ưu nhất nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn từ dịch chiết lá cây kim vàng. | Nghiên cứu tách chiết polyphenol và khảo sát khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn của dịch chiết từ lá cây kim vàng (Barleria lupulina L.) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT POLYPHENOL VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA, KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT TỪ LÁ CÂY KIM VÀNG (Barleria lupulina L.) Phạm Ngọc Khôi* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cây kim vàng (Barleria lupulina L.) là thực vật có hoa thuộc họ Acanthaceae, trồng khá phổ biến ở Đông Nam Á. Theo dân gian, cây kim vàng có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm, cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường, chống thoái hóa, kháng khối u và các bệnh ung thư. Tuy nhiên, các hoạt tính sinh học đặc biệt là khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn ở cây kim vàng vẫn chưa được công bố đầy đủ. Mục tiêu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình tách chiết polyphenol bao gồm: loại dung môi, nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu:dung môi, thời gian chiết và nhiệt độ tách chiết để chọn ra điều kiện chiết tối ưu nhất nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa và kháng khuẩn từ dịch chiết lá cây kim vàng. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất tách chiết polyphenol từ lá cây kim vàng. Hàm lượng polyphenol được xác định bằng phương pháp so màu, hoạt tính kháng oxy hóa được xác định dựa vào khả năng khử gốc tự do DPPH. Xác định khả năng kháng khuẩn của dịch chiết bằng phương pháp đặt đĩa kháng sinh đối với các chủng Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. Kết quả: Dịch chiết từ lá cây kim vàng thu được có hàm lượng polyphenol cao nhất khi chiết trong dung môi ethanol 70%, tỷ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:10 (g/mL), thời gian tách chiết 60 phút, nhiệt độ tách chiết 60 oC. Dịch chiết từ lá cây kim vàng có khả năng kháng oxy hóa cao IC50 = 61,94 μg/mL, nhưng vẫn thấp hơn vitamin C là mẫu đối chứng với IC50 = 28,47 μg/mL. Dịch chiết từ lá cây
đang nạp các trang xem trước