TAILIEUCHUNG - Khảo sát các mối tương quan giữa nồng độ acid uric và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp (THA) có bệnh suất và tử suất cao qua việc gây ra các tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ). Phát hiện sớm TTCQĐ không triệu chứng là cần thiết nhưng tầm soát toàn bộ tổn thương cơ quan đích hiện ít khả thi. Nồng độ acid uric huyết thanh (AUHT) có thể có tương quan với và giúp tiên đoán có sự hiện diện TTCQĐ. | Khảo sát các mối tương quan giữa nồng độ acid uric và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT CÁC MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ ACID URIC VÀ TỔN THƯƠNG CƠ QUAN ĐÍCH TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT Lê Tự Phương Thuý*, Lê Thượng Vũ**, Phạm Nguyễn Vinh*** TÓM TẮT Mở đầu: Tăng huyết áp (THA) có bệnh suất và tử suất cao qua việc gây ra các tổn thương cơ quan đích (TTCQĐ). Phát hiện sớm TTCQĐ không triệu chứng là cần thiết nhưng tầm soát toàn bộ tổn thương cơ quan đích hiện ít khả thi. Nồng độ acid uric huyết thanh (AUHT) có thể có tương quan với và giúp tiên đoán có sự hiện diện TTCQĐ. Mục tiêu: Khảo sát mối tương quan nồng độ acid uric với hiện diện tổn thương cơ quan đích. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: 165 bn THA nguyên phát không có các TTCQĐ lâm sàng được nghiên cứu cắt ngang ở ở phòng khám/khoa nội tim mạch BV Nguyễn Tri Phương và Viện Tim Tâm Đức. Nồng độ acid uric huyết thanh, chỉ số khối cơ thất trái, tỷ số albumin/creatinine, chỉ số cổ chân cánh tay (ABI), độ dày nội trung mạc động mạch cảnh và/hoặc mảng xơ vữa được tầm soát. Các mối tương quan đơn biến và đa biến bằng logistic regression được phân tích nhằm khẳng định sự tương quan độc lập nếu có. Kết quả: Tần suất tăng AUHT trên bn THA nguyên phát là 27,3%. Tần suất TTCQĐ không triệu chứng: vi đạm niệu: 24,2%; dày thất trái: 41,8%; bệnh động mạch cảnh: 49,7%; bệnh động mạch ngoại biên: 9,7%; hiện diện ít nhất 1 TTCQĐ không triệu chứng: 73,3%. Nồng độ AUHT tương quan chặt chẽ và độc lập với vi đạm niệu (P=0,004), dày thất trái (P= 0,004), bệnh động mạch ngoại biên (P= 0,038), hiện diện ít nhất 1 TTCQĐ không triệu chứng (P=0,007). Nồng độ AUHT cũng tương quan độc lập với số lượng TTCQĐ (P=0,011). Bn tăng nồng độ AUHT thường có bệnh động mạch cảnh hơn nhưng sự tương quan này chưa có ý nghĩa thống kê (P=0,24). Ở các bn THA mới chẩn đoán, chưa điều .
đang nạp các trang xem trước