TAILIEUCHUNG - Bước đầu khảo cứu văn bản Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm
Bài viết đã xác định lịch sử dịch thuật và nghiên cứu của Thương Sơn thi tập để xác định những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với thi tập và tác giả Miên Thẩm. Miên Thẩm thực là một tác giả lớn của triều Nguyễn và của nền văn học Việt Nam thời trung đại. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 42-48 This paper is available online at DOI: BƯỚC ĐẦU KHẢO CỨU VĂN BẢN THƯƠNG SƠN THI TẬP CỦA MIÊN THẨM Nguyễn Thị Thanh Chung, Trương Thanh Chúc và Nguyễn Vân Anh Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thương Sơn thi tập của Miên Thẩm, một thi tập lớn với hơn hai nghìn bài thơ, cần được nghiên cứu về văn bản. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, văn bản Thương Sơn thi tập còn một bản khắc in và một bản viết tay lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản viết tay mang kí hiệu . Bản khắc được in dưới 7 đầu sách mang các kí hiệu ; ; ; ; ; và . Tình hình chung của các văn bản tốt, những hạn chế về hình thức không nhiều. Bản khắc in có ưu điểm về hình thức trình bày văn bản, về văn tự cũng như tính nguyên toàn so với bản viết tay. Trong đó, bản được xác định là thiện bản. Việc xác đinh thiện bản được thực hiện trên cơ sở khảo cứu chi tiết về số bài thơ, các vấn đề văn tự của Bạch bí – một trong 8 tập thơ thuộc Thương Sơn thi tập. Bài viết đã xác định lịch sử dịch thuật và nghiên cứu của Thương Sơn thi tập để xác định những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với thi tập và tác giả Miên Thẩm. Miên Thẩm thực là một tác giả lớn của triều Nguyễn và của nền văn học Việt Nam thời trung đại. Từ khóa: Miên Thẩm, Thương Sơn thi tập, khảo sát văn bản. 1. Mở đầu (1819 - 1870), tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Miên Thẩm , Nguyễn Miên Thẩm tự Trọng Uyên và Thận Minh , hiệu Thương Sơn , biệt hiệu Bạch Hào Tử . Ông là hoàng tử thứ 10 của vua Minh Mạng nên tục gọi là Ông Hoàng Mười, được ban tước Tùng . Miên Thẩm giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử văn học trung đại Việt Thiện Vương Nam nói chung và văn học triều Nguyễn nói riêng, đặc biệt trong tầng lớp trí thức hoàng tộc với số lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó nổi bật nhất là hơn 2300 bài thơ. Hầu hết sáng tác thơ
đang nạp các trang xem trước