TAILIEUCHUNG - Văn học dân gian Điện Biên trong mối quan hệ với văn hóa tộc người
Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa tộc người là một hướng nghiên cứu quan trọng của ngành văn học dân gian. Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi phía bắc, quê hương của gần hai mươi tộc người anh em với những nét văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, có giá trị, có chức năng xã hội to lớn đối với đồng bào các tộc người thiểu số. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 34-41 This paper is available online at DOI: VĂN HỌC DÂN GIAN ĐIỆN BIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Bùi Thị Thiên Thai Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa tộc người là một hướng nghiên cứu quan trọng của ngành văn học dân gian. Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi phía bắc, quê hương của gần hai mươi tộc người anh em với những nét văn hóa vô cùng đa dạng, độc đáo, có giá trị, có chức năng xã hội to lớn đối với đồng bào các tộc người thiểu số. Văn học dân gian Điện Biên là một yếu tố năng động của hệ thống văn hóa đó, nó cùng sinh mệnh với văn hóa và thay đổi cùng với sự thay đổi của văn hóa. Những nét riêng không trộn lẫn với những vùng miền khác trong cả nước đã khiến văn học dân gian Điện Biên góp thêm một sắc màu, một hương vị riêng trong vườn hoa đua sắc của văn học dân gian Việt Nam. Từ khóa: Văn học dân gian, văn hóa tộc người, Điện Biên, thần thoại, truyền thuyết, dân ca. 1. Mở đầu Nhận thức về việc phải nghiên cứu văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa và văn hóa dân gian vốn xuất phát từ ý thức về tính nguyên hợp (syncrétique) của văn học dân gian – một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học dân gian mà từ các nhà nghiên cứu văn học dân gian Xô-viết như Crápxốp, Guxép cho đến các nhà lí luận văn học dân gian Việt Nam như Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Lê Chí Quế, Đỗ Bình Trị. . . đều không ngừng nhấn mạnh. Sau khi ngành Văn hóa dân gian (Folklore học) ra đời, nghiên cứu văn học dân gian được coi là một bộ phận hữu cơ của văn hóa dân gian, đó chính là bộ phận nghệ thuật ngôn từ hay còn gọi là folklore ngữ văn. Sự phát triển đầy sinh sắc của ngành khoa học Văn hóa dân gian đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến các xu hướng phát triển mới của nghiên cứu văn học dân gian truyền thống. . Nguyễn Xuân Kính [1], Nguyễn Thị Huế [2],
đang nạp các trang xem trước