TAILIEUCHUNG - Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ

Nội dung bài viết trình bày các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014 cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5-87,8% và có sinh trưởng, phát triển tốt. | Tạp chí KHLN 1/2016 (4190 - 4198) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRONG RỪNG TRỒNG HỖN LOÀI CUNG CẤP GỖ LỚN Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ Hoàng Văn Thắng1, Nguyễn Thị Thiêm2, Đoàn Thị Thảo1 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển lâm nghiệp A&V TÓM TẮT Từ khóa: Cây bản địa, Cầu Hai, Phú Thọ, sinh trưởng, gỗ lớn, rừng trồng hỗn loài Các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014 cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5 - 87,8% và có sinh trưởng, phát triển tốt. Một số cây Sồi phảng đã có thể cho khai thác cung cấp gỗ lớn (có đường kính ngang ngực đạt trên 30cm), trong khi đó Trám trắng và Vạng trứng có tỷ lệ sống thấp (61,1 - 66,5%) và sinh trưởng phát triển kém. Tại tuổi 14, các chỉ tiêu sinh trưởng của Sồi phảng đạt trung bình là = 21cm, Hvn = 14,2m, Dt = 5,9m; Re gừng đạt = 13,3cm, Hvn = 11m, Dt = 3,7m; Vạng trứng đạt = 8,6cm, Hvn = 8,8m, Dt = 2,7m và Trám trắng chỉ đạt = 7cm, Hvn = 7,5cm và Dt = 2,2m. Trữ lượng trung bình của các loài cây bản địa trong các công thức dao động từ 69,4 - 94,7 m3/ha (trung bình là 86 m3/ha), tăng trưởng trung bình đạt từ 5,4 - 6,7 m3/ha/năm (trung bình là 6,1 m3/ha/năm). Chất lượng cây (bao gồm độ nhỏ cành, độ thẳng thân và phát triển ngọn) của các loài Sồi phảng và Re gừng đều tương đốt tốt, trong khi đó chất lượng của các loài Trám trắng và Vạng chứng kém hơn do bị cạnh tranh mạnh bởi các loài cây khác trong mô hình, đặc biệt là ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng chưa được tỉa thưa ở tuổi 14. Sinh trưởng của các loài cây Sồi phảng và Re gừng đều đạt tốt nhất trong công thức cây phù trợ là Keo tai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.