TAILIEUCHUNG - Nhân vật nho sĩ trong tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án

Nho sĩ là kiểu nhân vật phổ biến trong văn học trung đại Việt Nam. Ở tập kí Tang thương ngẫu lục, nho sĩ được chia làm hai loại: Nho sĩ hành đạo trung nghĩa và nho sĩ ẩn dật. Qua nhân vật nho sĩ, tác giả đã kí thác tâm sự về xã hội dưới thời Lê mạt, đồng thời kín đáo nói lên tư tưởng của cá nhân về lẽ xuất xứ của nho sinh thời loạn. | Nhân vật nho sĩ trong tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 122 - 129 NHÂN VẬT NHO SĨ TRONG TANG THƯƠNG NGẪU LỤC CỦA PHẠM ĐÌNH HỔ VÀ NGUYỄN ÁN Ngô Thị Phượng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Nho sĩ là kiểu nhân vật phổ biến trong văn học trung đại Việt Nam. Ở tập kí Tang thương ngẫu lục, nho sĩ được chia làm hai loại: nho sĩ hành đạo trung nghĩa và nho sĩ ẩn dật. Qua nhân vật nho sĩ, tác giả đã kí thác tâm sự về xã hội dưới thời Lê mạt, đồng thời kín đáo nói lên tư tưởng của cá nhân về lẽ xuất xử của nho sinh thời loạn. Từ khóa: Tang thương ngẫu lục, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án, nho sĩ. 1. Khái quát về Tang thương ngẫu lục Tập kí Tang thương ngẫu lục là sáng tác của hai người bạn thân Tùng Niên - Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) và Kính Phủ - Nguyễn Án (1770 - 1815). Nhan đề Tang thương ngẫu lục có thể tạm dịch là “những câu chuyện ghi chép tình cờ trong cuộc biến đổi” [6, ]. Do tính chất ghi chép với hệ thống đề tài đa dạng, tập kí được xếp vào thể tạp kí [6, ]. Tập kí gồm 90 thiên, sáng tác vào khoảng thời gian đầu thế kỉ XIX, nhưng mãi đến năm 1896 mới được ông nghè Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm quyên tiền và cho in bằng mộc bản. Trước Cách mạng tháng Tám, ông Trúc Khê Ngô Văn Triện đã dịch ra quốc âm. Năm 1960, khi tập kí được xuất bản, ông Lê Tư Thực đã hiệu đính lại. Tập kí xoay quay những chuyện xảy ra thời Lê mạt, tác phẩm nặng tính chất truyền kì, một số khác ghi chép về các nhân vật lịch sử, một số ghi lại cảnh xa hoa trong phủ chúa, sự ngang ngược lộng hành ở chốn kinh thành và đối lập là cảnh sống bần cùng của nông phu. Trong Tang thương ngẫu lục, hình ảnh nho sĩ chiếm số lượng lớn. Thông qua các nhân vật này, các tác giả thể hiện tư tưởng về thời đại và con người thời Lê Mạt. 2. Khái niệm nho sĩ, nhân vật nho sĩ và tư tưởng của tác giả trong Tang thương ngẫu lục . Khái niệm nho sĩ Trước hết chúng ta cần tường minh khái niệm “nho sĩ” để phân .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.