TAILIEUCHUNG - Mô hình đo lường rủi ro tín dụng tại các doanh nghiệp niêm yết
Nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định phân phối xác suất của các biến xem xét. Từ đó, cho thấy, cần có những cải thiện về phương pháp mô phỏng trong trường hợp dữ liệu không tuân theo phân phối chuẩn nhằm giúp việc tính toán rủi ro tín dụng sử dụng mô hình KMV thực tế hơn, đặc biệt là tại Việt Nam. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NCS. NGUYỄN ĐÌNH THIÊN, ThS. NGUYỄN CHÍ MINH Mô hình đo lường rủi ro tín dụng - KMV là một trong các mô hình sử dụng phổ biến cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cách ước lượng giá trị tài sản tuân theo phân phối chuẩn đang là một trong những hạn chế đáng kể trong ứng dụng thực tế. Với dữ liệu của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu thực nghiệm để kiểm định phân phối xác suất của các biến xem xét. Từ đó, cho thấy, cần có những cải thiện về phương pháp mô phỏng trong trường hợp dữ liệu không tuân theo phân phối chuẩn nhằm giúp việc tính toán rủi ro tín dụng sử dụng mô hình KMV thực tế hơn, đặc biệt là tại Việt Nam. Từ khóa: KMV, rủi ro tín dụng, doanh nghiệp niêm yết, phân phối chuẩn Structural Models in Credit Risk Valuation – KMV has been in popular use both locally and internationally. However, the estimation of assets in accordance with standard distribution is now facing difficulty in practice. On the basis of data extracted from the listed companies on HOSE, the research has elaborated probability distribution tests for the variables in question and found that it is necessary to improve imitation methodology in case that data is not in accordance with standard distribution to enhance accuracy of credit risk evaluation using KMV structural model in Vietnam. Keywords: KMV, credit risk, listed companies, standard distribution Ngày nhận bài: 2/3/2017 Ngày chuyển phản biện: 5/3/2017 Ngày nhận phản biện: 29/3/2017 Ngày chấp nhận đăng: 3/4/2017 Các mô hình đo lường rủi ro tín dụng Hiện nay, hàng hóa trên thị trường tài chính thế giới thường được đo lường, phân loại, đánh giá thông qua xếp hạng tín nhiệm, đo lường rủi ro phá sản của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm lớn có uy tín trên thế giới như Fitch’s, Standard and Poor’s (S&P), Moody’s. Kết quả xếp hạng của các tổ chức 52 này đang là chuẩn tham khảo để đầu tư của hầu .
đang nạp các trang xem trước