TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh am (arbuscular mycorrhiza) tới sinh trưởng và môi trường đất rừng trồng keo và bạch đàn URO

Đề tài được thực hiện với mục tiêu là nghiên cứu phát triển và áp dụng thành công sản phẩm phân bón sinh học cho thực tiễn sản xuất, góp phần làm tăng sinh trưởng năng suất rừng trồng và ổn định môi trường đất, Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular Mycorrhiza) cho cây lâm nghiệp” đã nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất và áp dụng bón thử nghiệm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM in vitro cho rừng trồng một số loài cây quan trọng tại Việt Nam bao gồm Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (A. mangium × A. auriculiformis) tại Ba Vì (Hà Nội), Đoan Hùng (Phú Thọ) và Đông Hà (Quảng Trị). | Tạp chí KHLN 1/2015 (3689-3699) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN NHIỄM CHẾ PHẨM NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM (Arbuscular mycorrhiza) TỚI SINH TRƯỞNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT RỪNG TRỒNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN URO Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Với mục tiêu là nghiên cứu phát triển và áp dụng thành công sản phẩm phân bón sinh học cho thực tiễn sản xuất, góp phần làm tăng sinh trưởng năng suất rừng trồng và ổn định môi trường đất , Đề tài : “Nghiên cứu sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular Mycorrhiza) cho cây lâm nghiệp” đã nghiên cứu phát triển công nghệ , sản xuất và áp dụng bón thử nghiệm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM in vitro cho rừng trồng một số loài cây quan trọng tại Việt Nam bao gồm Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (A. mangium × A. auriculiformis) tại Ba Vì (Hà Nội), Đoan Hùng (Phú Thọ) và Đông Hà (Quảng Trị). Từ khóa: Nấm rễ, keo, nấm rễ nội cộng sinh, bạch đàn Kết quả đánh giá sau 1 năm bón nhiễm chế phẩm AM cho thấy (i) đối với bón nhiễm cho thí nghiệm trồng rừng tại Ba Vì, công thức bón nhiễm AM 400mg VƯ + 250mg RT làm tăng sinh trưởng đường kính (DBH) cao nhất cho cả 3 loài cây nghiên cứu, trong đó Keo tai tượng tăng 23,13%, Keo lá tràm tăng 34,14%, và Bạch đàn Uro tăng 27,3% so với đối chứng, (ii) đối với bón thử nghiệm cho rừng trồng sản xuất Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn Uro với liều lượng 400mg chế phẩm AM dạng bột/cây, tại Đoan Hùng (Phú Thọ) Keo tai tượng tăng sinh trưởng DBH 30,08%, và Bạch đàn Uro tăng DBH 29,08% so với đối chứng, trong khi đó tại Đông Hà (Quảng Trị) Keo lai chỉ tăng DBH 16,29% so với đối chứng không bón. Sau một năm bón nhiễm chế phẩm AM, môi trường đất có xu hướng cải thiện về số lượng vi sinh vật đất tổng số , đặc biệt số lượng bào tử AM trong đất tại .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
309    154    0    27-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.