TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận án Tiến sĩ: So sánh pháp luật về hợp đồng lao động Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án với mục tiêu tổng quát là xây dựng luận án về so sánh chế định hợp đồng lao động Việt Nam và Hàn Quốc, từ đó nêu kiến nghị về các giải pháp nhằm nâng cao tính tương thích và hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng lao động của Việt Nam và Hàn Quốc trong bối cảnh hợp tác đầu tư và hợp tác về lao động giữa hai nước. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: So sánh pháp luật về hợp đồng lao động Việt Nam và Hàn Quốc 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu HĐLĐ là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng của chủ thể là NLĐ (NLĐ) có nhu cầu về việc làm để có thu nhập (tiền lương) bảo đảm cho cuộc sống của bản thân và gia đình; với NSDLĐ (NSDLĐ) có nhu cầu thuê mướn lao động phục vụ sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận. Trong đó, NLĐ chịu sự quản lý của NSDLĐ, cam kết làm việc để hưởng lương và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận. Tại Việt Nam, BLLĐ (BLLĐ) đã được ban hành từ năm 1994 và được sửa đổi, bổ sung 3 lần vào các năm 2002, 2006 và 2007. Năm 2012, Việt Nam tiếp tục sửa đổi, bổ sung lần thứ 4 BLLĐ và dự kiến sẽ tiếp tục sửa đổi vào năm 2018-2019. TTLĐ, các QHLĐ ngày càng phát triển và không ngừng biến động, mặt khác, TTLĐ cũng như nhận thức của các chủ thể tham gia QHLĐ cũng đã có nhiều thay đổi. Trong khi đó, pháp luật HĐLĐ cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều điều khoản quy định chung chung, không rõ ràng trong các phiên bản khác nhau của BLLĐ với 3 lần sửa đổi đã gây khó khăn trong việc tiếp thu, hiểu và thực hiện. Một số quy định về HĐLĐ hiện hành còn nhiều bất cập, hoặc thiếu các quy định cần thiết như: quy định về các loại HĐLĐ; các trường hợp chấm dứt HĐLĐ và thủ tục chấm dứt HĐLĐ để nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí; thủ tục chung về chấm dứt HĐLĐ; hậu quả pháp lý và cơ chế xử lý HĐLĐ vô hiệu; chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; quy định về việc làm thử, thời gian làm thử; các quy định về nội dung HĐLĐ; các điều kiện chấm dứt HĐLĐ; trả trợ cấp thôi việc Có những quy định pháp luật chưa theo kịp với thực tiễn vận hành của TTLĐ. Việc giải thích, áp dụng các quy định của pháp luật về HĐLĐ chưa thống nhất, ảnh hưởng tới quá trình thực hiện cũng như giải quyết các tranh chấp lao động. Tính hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực HĐLĐ chưa cao. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về HĐLĐ cũng phát sinh .
đang nạp các trang xem trước