TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - Những vấn đề luận và thực tiễn
Nội dung luận án được kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1. Những vấn đề lý luận về doanh nghiệp và pháp luật về doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Chương 3. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI XAYKHAM VANNAXAY HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 9380107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. . TRẦN NGỌC DŨNG 2. . NGUYỄN THỊ VÂN ANH Phản biện 1: . Nguyễn Như Phát Phản biện 2: . Dương Đăng Huệ Phản biện 3: TS. Nguyễn Văn Cương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội Vào hồi giờ. ngày tháng năm 20. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1/ Thư viện Quốc gia 2/ Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác định rằng, việc công nhận, bảo hộ chế độ đa sở hữu và phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế là nhân tố quan trọng, những năm gần đây Nhà nước Lào rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp. Những vấn đề pháp lý về thành lập, tổ chức, quản lý, tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, đặc biệt được quy định trong Luật Doanh nghiệp (2013). Tuy vậy, các văn bản pháp luật này, bên cạnh những thành công nhất định, còn bộc lộ nhiều nhược điểm, bất cập cả về nội dung pháp lý và kỹ thuật lập pháp, là nguyên nhân không nhỏ dẫn đến việc kìm hãm sự phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra sự phân bổ các nguồn lực không hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và tính công bằng trong môi trường kinh doanh. Tình hình trên đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, trong đó, một yêu cầu cấp thiết là phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các vấn đề pháp luật thành lập, tổ chức - quản lý, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục .
đang nạp các trang xem trước