TAILIEUCHUNG - Sự thay đổi Tầm đón đợi - trường hợp Thần Khúc - từ Lê Trí Viễn đến Nguyễn Văn Hoàn

Bài viết vận dụng lí thuyết tiếp nhận, nhấn mạnh khái niệm Tầm đón đợi để khảo sát bản dịch Thần Khúc của Lê Trí Viễn và Nguyễn Văn Hoàn nhằm tìm kiếm những đặc điểm nổi bật của công tác dịch thuật và nghiên cứu Thần Khúc tại Việt Nam. Trong quá trình này, sự thay đổi tầm đón đợi đối với hai bản dịch được xem như một quá trình đặt ra các giới hạn, mở rộng tiếp nhận một cách liên tục không ngừng. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES ISSN: 1859-3100 Tập 16, Số 2 (2019): 5-15 Vol. 16, No. 2 (2019): 5-15 Email: tapchikhoahoc@; Website: SỰ THAY ĐỔI TẦM ĐÓN ĐỢI – TRƯỜNG HỢP THẦN KHÚC – TỪ LÊ TRÍ VIỄN ĐẾN NGUYỄN VĂN HOÀN Nguyễn Thành Trung Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Email: trungnt@ Ngày nhận bài: 10-02-2019; ngày nhận bài sửa: 20-02-2019; ngày duyệt đăng: 27-02-2019 TÓM TẮT Bài viết vận dụng lí thuyết tiếp nhận, nhấn mạnh khái niệm Tầm đón đợi để khảo sát bản dịch Thần Khúc của Lê Trí Viễn và Nguyễn Văn Hoàn nhằm tìm kiếm những đặc điểm nổi bật của công tác dịch thuật và nghiên cứu Thần Khúc tại Việt Nam. Trong quá trình này, sự thay đổi tầm đón đợi đối với hai bản dịch được xem như một quá trình đặt ra các giới hạn, mở rộng tiếp nhận một cách liên tục không ngừng. Từ khóa: Thần Khúc, Lê Trí Viễn, Nguyễn Văn Hoàn, tiếp nhận, dịch, nghiên cứu. 1. Con đường đến với Thần Khúc Đến nay, Thần Khúc (Dante) đã trở nên kinh điển với một khối lượng đồ sộ các nghiên cứu từ nhiều góc độ nhưng dường như sức hút của tác phẩm vẫn chưa giảm sút mà còn tăng tỉ lệ thuận với các hoàn cảnh, trường hợp tiếp nhận khác nhau. John Kinder (2016) khẳng định, sau 750 năm, Dante đã trở lại khi kiệt tác thời Trung cổ của ông tiếp tục thôi thúc chúng ta tìm kiếm ý nghĩa bên dưới lớp ngôn từ đậm chất suy nghiệm: Trong khi bi kịch được viết bằng thứ ngôn ngữ cao quý, tinh tế, tao nhã, phù hợp với hình thái cao nhất của thi ca thì hài kịch lại bao gồm một tổng thể các phong cách ngôn ngữ khác nhau. Thế nên, Thần khúc hàm chứa thứ ngôn ngữ siêu phàm nhất, được sử dụng để suy ngẫm về tình yêu hoặc như một lời ngợi ca Thiên Chúa, đồng thời với loại ngôn ngữ mô tả thô tục và khắc nghiệt nhất về tội lỗi, ác tâm và tất cả mọi thứ ở giữa hai cực thiện ác đó. (tr. 4) Nhìn lại,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.