TAILIEUCHUNG - Dấu hiệu tan rã ý thức hệ Nho giáo trong một số văn bản tuồng của Đào Tấn
Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa, văn học phương Đông trong đó có Việt Nam. Lấy đề tài “quân quốc” làm trung tâm, tuồng là thể loại văn học phản ánh rõ nét ý thức hệ Nho giáo. Đào Tấn là một nhà soạn kịch tài ba với nhiều cách tân trong tư tưởng và nghệ thuật, đặc biệt trong các tác phẩm viết ở giai đoạn sau, sự phá cách trong tư tưởng và nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 57-63 This paper is available online at DOI: DẤU HIỆU TAN RÃ Ý THỨC HỆ NHO GIÁO TRONG MỘT SỐ VĂN BẢN TUỒNG CỦA ĐÀO TẤN Đinh Thị Kim Thương Phòng Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa, văn học phương Đông trong đó có Việt Nam. Lấy đề tài “quân quốc” làm trung tâm, tuồng là thể loại văn học phản ánh rõ nét ý thức hệ Nho giáo. Đào Tấn là một nhà soạn kịch tài ba với nhiều cách tân trong tư tưởng và nghệ thuật, đặc biệt trong các tác phẩm viết ở giai đoạn sau, sự phá cách trong tư tưởng và nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ. Đó là sự tan rã của “tam cương, ngũ thường”, sự thay đổi cảm hứng chủ đạo từ “quốc sự” sang “thế sự”, sự thay đổi mẫu hình nhân vật lí tưởng từ “người anh hùng” sang “con người hiện thực” và sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, Đạo giáo trong các sáng tác của ông. Từ khóa: Nho giáo, tuồng, Đào Tấn. 1. Mở đầu Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng đối với văn hóa, văn học phương Đông trong đó có Việt Nam. Lấy đề tài “quân quốc” làm trung tâm, tuồng là thể loại văn học phản ánh rõ nét ý thức hệ Nho giáo. Đào Tấn là một nhà soạn kịch tài ba với nhiều cách tân trong tư tưởng và nghệ thuật, đặc biệt trong các tác phẩm viết ở giai đoạn sau, sự phá cách trong tư tưởng và nghệ thuật ngày càng mạnh mẽ. Bàn về vấn đề này, Giáo sư Hoàng Chương nhận định Đào Tấn là “nhà cách tân sân khấu tuồng” [1;386], Giáo sư Hoàng Châu Ký thì tôn vinh những cách tân đó là những “cái lớn của Đào Tấn” [3;360]. Đi sâu vào những cách tân về nội dung tư tưởng, nhà nghiên cứu Tất Thắng cho rằng cái lớn nhất của Đào Tấn là dám “từ bỏ một đề tài” máu thịt của tuồng: “từ giã đề tài quân quốc Đào Tấn đã tiếp cận những đề tài đời thường, giã từ cái “thiêng liêng”, Đào Tấn đến với cái “phàm tục”, cái đời thường. Và diễn tả cái phàm tục, cái đời thường ấy ông đã đến với bút pháp hiện thực” [7;174]. Đi sâu vào tiếp .
đang nạp các trang xem trước