TAILIEUCHUNG - Hoạt chất kháng tế bào ung thư từ cao chiết etyl axetat của cây Ngọc Cẩu (Balanophora laxiflora)
Bài viết tập trung mô tả quá trình tinh sạch, xác định cấu trúc và hoạt tính ức chế sự phát triển của tế bào ung thư của các hợp chất tinh sạch từ cao chiết EtOAc của cây Ngọc Cẩu. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Natural Sci. 2017, Vol. 62, No. 3, pp. 37-41 This paper is available online at DOI: HOẠT CHẤT KHÁNG TẾ BÀO UNG THƯ TỪ CAO CHIẾT ETYL AXETAT CỦA CÂY NGỌC CẦU (Balanophora laxiflora) Nguyễn Thị Phương Thanh, Lê Thị Khánh Linh, Phạm Thành Chung và Đặng Ngọc Quang Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bốn hợp chất là methylcaffeate (1), dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl]xanthene1,2-dicarboxylate (2), methylgallate (3) và p-coumaric acid (4) đã được tinh sạch từ cặn chiết EtOAc của cây Ngọc Cẩu, thu hái ở Lào Cai, Việt Nam. Cấu trúc của chúng được xác định bằng các phương pháp phổ như phổ khối MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân một và hai chiều (1D và 2D NMR). Trong đó, methylcaffeate (1) và dimethyl-6,9,10-trihydroxybenzo[kl] xanthene-1,2-dicarboxylate (2) có khả năng ức chế tốt sự phát triển của cả bốn dòng tế bào ung thư là ung thư biểu mô (KB), vú (MCF7), phổi (LU) và gan (HepG2). Từ khóa: Ngọc Cẩu, ung thư, methylcaffeate. 1. Mở đầu Ngọc Cẩu có tên khoa học là Balanophora laxiflora Hemsl., là một trong số các loài tương đối phổ biến của chi Balanophora. Ngọc Cẩu là một loại dược liệu quý, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để dùng làm thuốc bổ máu, phục hồi sức khỏe, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, chữa nhức mỏi chân tay, làm thuốc bổ cho người già, người mới ốm dậy và nhất là dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ [1-4]. Ngọc cẩu còn có tên gọi khác là Tỏa Dương, củ Gió đất, củ Ngọt Núi, hoa Đất, Cu Chó, Xà Cô, cây không lá [4]. Loài thực vật này thường mọc và sống kí sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp, dưới tán rừng già hoặc ẩn mình trong bóng tối, dưới những lùm cỏ, khe đá hoặc gốc cây mục. Chúng được phân bố chủ yếu ở các khu rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở Việt Nam, Lào, miền nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây Ngọc Cẩu được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn
đang nạp các trang xem trước