TAILIEUCHUNG - Đam mĩ trong chân dung nàng Shunkin của Tanizaki Kunichiro
Qua tiểu thuyết Chân dung nàng Shunkin, Tanizaki đã thể hiện niềm đam mê bất tận của mình với cái đẹp, đam mĩ trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách sáng tác của ông. Mang tâm thức con người Nhật Bản, với những hà khắc của thiên nhiên, với niềm rung cảm trước cái đẹp sớm phai tàn như một quy luật tất yếu, cái đẹp trong tác phẩm của Tanizaki thường gắn liền với nỗi buồn và cô đơn. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2017, Vol. 62, Iss. 11, pp. 3-10 This paper is available online at DOI: ĐAM MĨ TRONG CHÂN DUNG NÀNG SHUNKIN CỦA TANIZAKI JUNICHIRO Đào Thị Thu Hằng Phòng Tạp chí & TTKHCN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Qua tiểu thuyết Chân dung nàng Shunkin, Tanizaki đã thể hiện niềm đam mê bất tận của mình với cái đẹp, đam mĩ trở thành một phần không thể thiếu trong phong cách sáng tác của ông. Mang tâm thức con người Nhật Bản, với những hà khắc của thiên nhiên, với niềm rung cảm trước cái đẹp sớm phai tàn như một quy luật tất yếu, cái đẹp trong tác phẩm của Tanizaki thường gắn liền với nỗi buồn và cô đơn. Vẻ đẹp của người nữ trong văn chương Tanizaki thường lộng lẫy, quý phái, dù chưa hoàn hảo, thậm chí đôi khi còn đi ngược với quy chuẩn thẩm mĩ và đạo đức thông thường, nhưng luôn xứng đáng được tôn thờ. Từ đam mĩ đến đam mĩ trong tiểu thuyết Tanizaki, ta thấy hiển hiện một phần chân dung không thể thiếu của văn chương xứ Phù Tang. Từ khóa: Chân dung nàng Shunkin, Tanizaki, đam mĩ. 1. Mở đầu Tanizaki Junichiro (1886-1965) là nhà văn Nhật Bản tôn thờ cái đẹp và tình yêu theo cách riêng của mình. Không quá màu mè, buông thả theo kiểu phương Tây nhưng cũng không hoài cổ theo khuynh hướng truyền thống, “sự nhiệt thành” và “đam mê” luôn được coi là hai yếu tố xuyên suốt các tác phẩm của ông khiến người đọc có cảm giác ông yêu cái đẹp đến điên cuồng! Nhiều nhà nghiên cứu như Chambers, [1], Donald Keene [2], Dai Yujin [3], Ito, KenK. [7] đã từng đề cập đến vấn đề này và đều khẳng định Tanizaki tôn thờ cái đẹp như người ta sùng đạo. Tiếp nối nguồn khơi gợi, trong bài báo này, chúng tôi tập trung tìm hiểu niềm đam mĩ của ông trong tiểu thuyết Chân dung nàng Shunkin. 2. . Nội dung nghiên cứu Từ chủ nghĩa đam mĩ Người Nhật Bản – với bản tính hòa hợp, yêu thiên nhiên - ngay từ thời cổ sơ đã có một thái độ sống rất duy mĩ, duy tình. Nihongi – Nhật Bản thư kỉ, bộ lịch
đang nạp các trang xem trước