TAILIEUCHUNG - Rào đón với việc thể hiện phép lịch sự trong phỏng vấn báo chí
Bài viết tập trung khảo sát các yếu tố rào đón trên ngữ liệu là các cuộc phỏng vấn trên một số báo in và báo điện tử, đồng thời đánh giá vai trò của chúng trong việc thể hiện tính lịch sự. Mục đích của việc sử dụng thành phần rào đón là ngăn sự hiểu lầm (hiểu lầm về nội dung mệnh đề của phát ngôn, hiểu lầm về hiệu lực ở lời của phát ngôn, hiểu lầm về thái độ, mối quan hệ của các cá nhân trong cuộc hội thoại.) hay phản ứng của người nghe về điều mà mình đã nói hoặc sắp nói. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 100-106 This paper is available online at DOI: RÀO ĐÓN VỚI VIỆC THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ TRONG PHỎNG VẤN BÁO CHÍ Phạm Thị Tuyết Minh Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội Tóm tắt. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung khảo sát các yếu tố rào đón trên ngữ liệu là các cuộc phỏng vấn trên một số báo in và báo điện tử, đồng thời đánh giá vai trò của chúng trong việc thể hiện tính lịch sự. Mục đích của việc sử dụng thành phần rào đón là ngăn sự hiểu lầm (hiểu lầm về nội dung mệnh đề của phát ngôn, hiểu lầm về hiệu lực ở lời của phát ngôn, hiểu lầm về thái độ, mối quan hệ của các cá nhân trong cuộc hội thoại.) hay phản ứng của người nghe về điều mà mình đã nói hoặc sắp nói. Thành phần rào đón sử dụng trong phỏng vấn khá đa dạng, sự có mặt của chúng khiến các phát ngôn trong giao tiếp phỏng vấn trở nên lịch sự, tế nhị hơn, thể hiện sự tôn trọng thể diện của cả nhà báo và người được phỏng vấn. Từ khóa: Rào đón, lịch sự, phỏng vấn báo chí. 1. Mở đầu Theo Từ điển tiếng Việt, “Rào đón là nói có tính chất ngăn ngừa trước sự hiểu lầm hay phản ứng về điều mình sắp nói” [7;82]. Trong ngữ pháp học, các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón thường được gộp chung vào thành phần tình thái của phát ngôn – thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với nội dung thông báo của phát ngôn hoặc đối với hoàn cảnh phát ngôn hay với hiện thực. Gần đây, rào đón được nghiên cứu dưới góc độ ngữ dụng học. Một số tác giả [1, 2, 3, 10] nghiên cứu rào đón theo hướng xét dấu hiệu rào đón theo lực ngôn trung và các nguyên tắc công tác của Grice. Rào đón còn được nghiên cứu với tư cách là một phương tiện biểu thị lịch sự [6, 8, 12, 13, 14]. Trong các công trình này, rào đón được khảo sát chủ yếu trên phạm vi ngữ liệu giao tiếp hàng ngày. Tìm hiểu rào đón trong môi trường giao tiếp mang tính đặc thù như phỏng vấn trên báo chí dường như chưa được quan tâm đúng .
đang nạp các trang xem trước