TAILIEUCHUNG - Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu)
Từ việc nghiên cứu khái quát vai trò và nội dung, thủ tục của pháp luật hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tác giả đã chỉ ra những vấn đề có tính phương pháp luật, định hướng nghiên cứu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính và việc cần hoàn thiện pháp luật hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 1‐7 Bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính Việt Nam (Một số vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng nghiên cứu) Phạm Hồng Thái1,*, Nguyễn Thị Thu Hương2* 1 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam 2 Đại học Công nghiệp Hà Nội, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 01 năm 2012 Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu khái quát vai trò và nội dung, thủ tục của pháp luật hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tác giả đã chỉ ra những vấn đề có tính phương pháp luật, định hướng nghiên cứu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hành chính và việc cần hoàn thiện pháp luật hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay. 1. Khái quát chung về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân* con người được pháp luật của quốc gia ghi nhận. Tuy vậy, không đồng nhất giữa quyền con người và quyền công dân, không đồng nhất giữa các giá trị. Quyền con người là những giá trị mà cộng đồng quốc tế nhận thức, thừa nhận, còn quyền công dân chỉ là nhận thức và thừa nhận của một quốc gia cụ thể. Vì vậy, không ít những trường hợp giữa quyền con người và quyền công dân vẫn có những khoảng cách nhất định. Bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức để cá nhân, công dân, các tổ chức của công dân thực hiện được các quyền, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận. Từ góc nhìn của khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước ta, các bảo đảm pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thể chế hóa các bảo đảm chính trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, .
đang nạp các trang xem trước