TAILIEUCHUNG - Sa-pô trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh

Bài viết này chú trọng đến phân tích diễn ngôn trong ngữ cảnh, cụ thể là phân tích các Sapô [hay còn gọi là phần dẫn nhập] trong các VBT tiếng Việt và tiếng Anh, hiểu theo quan điểm của Martin khi ông phân tích tính văn bản (texture). | Sa-pô trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP Phạm Hữu Đức SAPÔ TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Phạm Hữu Đức* 1. Đặt vấn đề Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống nổi tiếng của Halliday (1985) đã được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và đã được vận dụng rất nhiều trong việc giải thích cú như là một thông điệp, một sự trao đổi, và như sự thể hiện. Martin (1992) đã phát triển ngữ pháp chức năng của Halliday, vốn dựa trên sự đối lập giữa ngữ pháp và liên kết, hay là giữa tính cấu trúc và phi cấu trúc. Martin đề nghị nên dựa chính vào sự đối lập giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa, hay là giữa nguồn hướng đến cú và hướng đến văn bản. Ông cho rằng ngữ nghĩa loại này tập trung vào nghĩa của văn bản hơn là nghĩa của cú. Ngữ nghĩa này được gọi là ngữ nghĩa diễn ngôn. Đối lập với quan điểm cho rằng “cú pháp” là cơ sở cho tính tiết kiệm xét từ cách nhìn của phân tích diễn ngôn, Martin phát triển một hình thức ngữ pháp “không tiết kiệm”. Như vậy, theo Martin, khi nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của văn bản tin (VBT) dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống, toàn văn bản được chú trọng hơn là vào từng cú. Bài viết này chú trọng đến phân tích diễn ngôn trong ngữ cảnh, cụ thể là phân tích các Sapô [hay còn gọi là phần dẫn nhập] trong các VBT tiếng Việt và tiếng Anh, hiểu theo quan điểm của Martin khi ông phân tích tính văn bản (texture). 2. Quan điểm của Martin về ngữ pháp chức năng hệ thống Martin (1992: 381- 490) đề cập đến tính văn bản thông qua phân tích diễn ngôn, các nghĩa siêu chức năng, cấu trúc diễn ngôn, ngữ nghĩa diễn ngôn với các hệ thống mà ông gọi tên là hệ thống thương thuyết, hệ thống nhận dạng, hệ thống tư tưởng, hệ thống liên kết, và cảnh huống. Các hệ thống này có liên quan mật thiết với nhau. Đây là những khái niệm được xây dựng thành một mô hình lý thuyết nêu rõ mối tương quan giữa mô hình tương tác, siêu chức năng và ngữ vực như trong bảng dưới đây: * TS. – Trường ĐH Quốc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.