TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị thông qua việc tái tạo không gian thiêng
Bài viết tìm hiểu về sự tương tác giữa nông thôn và thành thị tại khu vực khảo sát là KĐT Đặng Xá, thuộc xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội thông qua sự tái tạo một không gian thiêng. Bài viết xem xét sự tương tác giữa nông thôn và thành thị thể hiện như thế nào thông qua việc tái tạo không gian thiêng; những lợi ích mà cộng đồng làng xã được hưởng khi tái tạo không gian thiêng, cũng như nhận diện được “cái thiêng”, cái “truyền thống” mà cộng đồng sử dụng trong quá trình tương tác “đóng”, “mở” với bên ngoài. | Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị thông qua việc tái tạo không gian thiêng Lê Việt Liên* Viện Nghiên cứu Văn hóa Ngày nhận bài 14/8/2018; ngày chuyển phản biện 20/8/2018; ngày nhận phản biện 8/10/2018; ngày chấp nhận đăng 16/10/2018 Tóm tắt: Mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị luôn là vấn đề nổi cộm trong nghiên cứu văn hóa học đương đại. Thông qua nghiên cứu sự tái tạo không gian thiêng ở miếu thờ Linh Lang đại vương tại khu đô thị (KĐT) Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, tác giả thảo luận về vấn đề biến đổi văn hóa làng quê Việt Nam, trong đó vấn đề tái tạo không gian thiêng liên quan đến xu hướng “phục hồi”, “tái cấu trúc” văn hóa truyền thống giống như các địa phương khác trong các giai đoạn chuyển đổi; tái tạo không gian thiêng như một thế ứng xử linh hoạt của người dân trong bối cảnh mới. Ở đó cầu nối giữa nông thôn và đô thị trong những giai đoạn chuyển đổi được tạo dựng thông qua nhiều hình thức, trong đó có sự tái cấu trúc trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội. Từ khóa: không gian thiêng, nông thôn, thành thị, truyền thống được sáng tạo. Chỉ số phân loại: Philip Taylor - một học giả nước ngoài có rất nhiều công trình uy tín nghiên cứu về Việt Nam nhận định rằng: “Khi nghiên cứu một làng, điều quan trọng là phải nghiên cứu mạng lưới (network) của làng đó với môi trường bên ngoài. Đó chính là nguồn lực để phát triển”1. Quan điểm đó cũng được nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn [1] chia sẻ khi ông cho rằng việc nghiên cứu làng phải dựa trên mối quan hệ “liên làng, siêu làng”, vì đó là cơ sở cho việc hình thành ý thức cộng đồng siêu làng, tiền thân của ý thức cộng đồng dân tộc. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Ngọc (2009) cũng cho rằng: “Một công trình nghiên cứu về làng xã, dù chỉ nghiên cứu một làng cũng không thể không quan tâm đến mối liên hệ giữa làng đó với bên ngoài”, bởi vì: “Không có làng Việt bất biến mà chỉ có làng Việt biến đổi nhiều hay ít cho phù hợp với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể .
đang nạp các trang xem trước