TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nông nghiệp ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu là tìm kiếm các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam theo các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thời gian tới. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển nông nghiệp ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN TRUNG PHI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: TS. TRẦN PHƯỚC TRỮ Phản biện 2: . BÙI ĐỨC TÍNH Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một bộ phận, một lĩnh vực sản xuất quan trong trong cơ cấu của nền kinh tế. Nông nghiệp đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người, cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cung cấp nông sản cho hàng hóa xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho dân cư, ngoài ra nông nghiệp còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái. Tây Giang là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Nam, được thành lập trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/ 2003 của Chính phủ, có diện tích rộng lớn ha, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: lượng mưa hằng năm tương đối lớn, hệ thống sông suối đảm bảo nguồn nước ngọt cho sản xuất và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, kinh tế phát triển chậm; sản xuất còn theo phong tục, tập quán, manh mún nhỏ lẻ, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật; đời sống dân cư hiện nay vẫn ở mức nghèo khổ, hầu như dân cư ở đây phụ thuộc vào nghề nông (95% nông nghiệp) và .
đang nạp các trang xem trước