TAILIEUCHUNG - Hiện tượng xói lở - bồi tụ bất thường lòng sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa
Hiện tượng xói lở bờ sông Đồng Nai và các cù lao sông khu vực thành phố Biên Hòa đã diễn ra trong nhiều năm qua. Từ các tài liệu nghiên cứu địa chất, địa hình đáy sông và động lực dòng chảy, tác giả đã xác định thực trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ lòng sông. Hiện tượng xói lở - bồi tụ tại khu vực cù lao Rùa diễn biến khá phức tạp. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI HIỆN TƯỢNG XÓI LỞ - BỒI TỤ BẤT THƯỜNG LÒNG SÔNG ĐỒNG NAI KHU VỰC THÀNH PHỐ BIÊN HÒA Nguyễn Mạnh Hùng - Viện Địa lý tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh iện tượng xói lở bờ sông Đồng Nai và các cù lao sông khu vực thành phố Biên Hòa đã diễn ra trong nhiều năm qua. Từ các tài liệu nghiên cứu địa chất, địa hình đáy sông và động lực dòng chảy, tác giả đã xác định thực trạng và nguyên nhân xói lở - bồi tụ lòng sông. Hiện tượng xói lở - bồi tụ tại khu vực cù lao Rùa diễn biến khá phức tạp. Bờ sông Đồng Nai phía đông nam cù lao Rùa (bờ lồi) bị sạt lở với vách sạt lở trên 800 m, tốc độ sạt lở trung bình 2,0 - 2,5 m/năm. Tại bờ đối diện (bờ lõm), vật liệu có xu hướng tích tụ, hình thành doi cát có chiều dài từ 100 - 200 m, chiều rộng vài chục mét. Doi cát trên thường bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều rút. Hiện tượng xói lở tại bờ lồi và bồi tụ tại bờ lõm của khúc sông cong là sự bất thường trong quy luật hoạt động của dòng sông. Kết quả nghiên cứu góp phần giải thích hiện tượng xói lở - bồi tụ bất thường nói trên, giám sát biến động lòng sông và đề xuất một số giải pháp phòng tránh sạt lở bờ sông. Từ khoá:Biến động lòng dẫn, xói lở - bồi tụ bất thường, sông Đồng Nai H 1. Mở đầu Sông Đồng Nai khu vực thành phố Biên Hòa thuộc đoạn hạ lưu, có hình thái uốn khúc mạnh và hình thành nhiều cù lao sông lớn, nhỏ. Cù lao Rùa là một cù lao cổ, được bao quanh bởi hai nhánh sông Đồng Nai, tạo nên hình dáng đặc trưng (hình Rùa). Trong giai đoạn 1990 - 2004, đoạn sông trên từng là điểm nóng về biến động lòng lạch và sạt lở bờ sông. Năm 1989, đập thủy điện Trị An được đưa vào vận hành, đã làm thay đổi chế độ dòng chảy (giảm lưu lượng mùa lũ, tăng lưu lượng mùa kiệt) và giảm lượng phù sa, dẫn đến xói lở bờ xảy ra ở nhiều nơi. Tiếp đó, hoạt động khai thác cát lòng sông tại Tân Uyên – Biên Hòa (1995 - 1999) đã gây ra xói lở bờ trên hầu hết đoạn sông, để lại nhiều hố xói và vách sạt lở nguy hiểm [1]. Sau năm 2000, hoạt động khai thác cát tại đây tạm ngưng. Tuy .
đang nạp các trang xem trước