TAILIEUCHUNG - Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam
Nội dung bài viết này chỉ nhằm tổng hợp các kết quả đạt được về các lĩnh vực: Hệ thống các văn bản pháp quy về giáo dục người khuyết tật và GDHN người khuyết tật của Việt Nam, quá trình phát triển và một số vấn đề cơ bản về thực hiện GDHN TKT ở Việt Nam: Hiểu và vận dụng khái niệm GDHN, các bước tiến hành GDHN TKT trong nhà trường,. | Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 3-10 This paper is available online at GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Hải Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập đã được thực hiện ở nước ta hơn 20 năm với ba giai đoạn chính là thí điểm mô hình (1991-1995), mở rộng mô hình (1996-2001) và triển khai tổng thể chính thức mô hình (từ 2002). Giáo dục hòa nhập đã giúp cho ngày càng nhiều trẻ khuyết tật được đến trường, được học tập và tham gia các hoạt động tại nhà trường, đồng thời, chất lượng giáo dục hòa nhập ngày càng được nâng cao. Nội dung bài viết này chỉ nhằm tổng hợp các kết quả đạt được về các lĩnh vực: (i) Hệ thống các văn bản pháp quy về giáo dục người khuyết tật và GDHN người khuyết tật của Việt Nam; (ii) Quá trình phát triển và một số vấn đề cơ bản về thực hiện GDHN TKT ở Việt Nam: Hiểu và vận dụng khái niệm GDHN; Các bước tiến hành GDHN TKT trong nhà trường; Hệ thống hỗ trợ GDHN TKT. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị cho các bên liên quan trong việc thúc đẩy và tăng cường GDHN TKT. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, hệ thống hỗ trợ, trung tâm hỗ trợ, phòng hỗ trợ đặc biệt, trẻ khuyết tật. 1. Mở đầu Từ thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, thế giới đã có nhiều phong trào về quyền của người khuyết tật. Sang thập kỉ 80, 90 có những cam kết toàn cầu về sự bình đẳng cơ hội của người khuyết tật,. Các tuyên bố, tuyên ngôn quốc tế đã lần lượt ra đời, ghi nhận quyền của người khuyết tật về cơ hội bình đẳng giáo dục. Hiệp ước Quốc tế các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (1966) đề cập đến nguyên tắc công bằng, nhấn mạnh trách nhiệm của các Chính phủ trong việc đảm bảo cho mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục với một chất lượng có thể chấp nhận. Hiệp ước chỉ rõ, Quyền được giáo dục là điều tiên quyết để phát triển con
đang nạp các trang xem trước