TAILIEUCHUNG - Kỹ năng làm văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học
Trên cơ sở những quan điểm của các nhà nghiên cứu về dạng bài làm văn này và thực tế dạy học ở trường phổ thông, bài viết khái quát nội dung khái niệm, đặc điểm kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, đồng thời đưa ra các thao tác cơ bản và một số kỹ năng khi làm bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học. Nội dung của bài viết nhằm trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp, bên cạnh đó giúp sinh viên ngành Ngữ văn và học sinh THPT có thêm tư liệu tham khảo, vận dụng vào thực tế học tập và công tác này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VĂN HỌC Nguyễn Minh Hoạt Trường ðại học Tây Nguyên TÓM TẮT Lý thuyết làm văn nghị luận nói chung, kiểu bài phân tích tác phẩm văn học (PTTPVH) nói riêng còn có nhiều vấn ñề chưa thống nhất. Trên cơ sở những quan ñiểm của các nhà nghiên cứu về dạng bài làm văn này và thực tế dạy học ở trường phổ thông, bài viết khái quát nội dung khái niệm, ñặc ñiểm kiểu bài PTTPVH, ñồng thời ñưa ra các thao tác cơ bản và một số kỹ năng khi làm bài văn nghị luận PTTPVH. Nội dung của bài viết nhằm trao ñổi, thảo luận với ñồng nghiệp, bên cạnh ñó giúp sinh viên ngành Ngữ văn và học sinh THPT có thêm tư liệu tham khảo, vận dụng vào thực tế học tập và công tác này. 1. ðặt vấn ñề Phân môn Làm văn thuộc bộ môn Ngữ văn có vị trí ñặc biệt quan trọng trong trường THPT. Phân môn này ñược xem là tổng hợp tri thức văn học và ñời sống, kết tinh sự sáng tạo, cảm thụ văn chương của học sinh qua bài viết làm văn. Nghị luận PTTPVH (tròn vẹn hay trích ñoạn) là loại bài phổ biến của học sinh trong quá trình học và thi cử. Loại bài này nhằm kiểm tra năng lực hiểu và cảm thụ văn học của người viết. Thực chất ở ñây là người viết chỉ ra cái hay, cái ñẹp về nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học nào ñó. Tuy vậy, do tính chất, ñặc trưng riêng biệt ñộc ñáo của văn học nên việc phân tích nói riêng và cách thức tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung không ñơn giản. Một mặt, ñối với những kiệt tác văn học có sức sống lâu bền bao giờ cũng là sự khái quát sâu sắc của nhà văn về cuộc sống và con người. Những khái quát nghệ thuật ấy tiềm ẩn những ý nghĩa, nhiều phương diện từ cái biểu hiện ñể suy ra cái ñược biểu hiện. Vì thế, bất cứ ai, ở ñâu, và khi nào cũng có thể tìm thấy hình bóng của mình trong ñó. Cho nên, cùng một hình tượng văn học nhưng mỗi cá nhân, mỗi thời ñại có một cách cảm nhận riêng. Mặt khác, lý thuyết làm văn, tiêu chí ñể ñánh giá một bài văn lại càng phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau. Thực tế giáo .
đang nạp các trang xem trước