TAILIEUCHUNG - Hoạt động ngày đêm của loài rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo dõi tập tính hoạt động của 89 cá thể vào ban ngày và 211 cá thể vào ban đêm để đánh giá hoạt động ngày đêm của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829), một loài bò sát bị đe dọa có tên trong sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bậc VU (sẽ nguy cấp) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. | Tạ̣ p chí Khoạ họ c Đạ̣ i họ c Huế: Khoạ họ c Tự nhiến; ISSN 1859–1388 Tập 126, Số 1A, 2017, Tr. 103–112; HOẠT ĐỘNG NGÀY ĐÊM CỦA LOÀI RỒNG ĐẤT (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) Ở VÙNG NÚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Hoàng1*, Ngô Đắc Chứng1, Ngô Văn Bình1, Nguyễn Quảng Trường2 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 34 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Hà Nội, Việt Nam 1 2 Tóm tắt: Theo dõi tập tính hoạt động của 89 cá thể vào ban ngày và 211 cá thể vào ban đêm để đánh giá hoạt động ngày đêm của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829), một loài bò sát bị đe dọa có tên trong sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bậc VU (sẽ nguy cấp) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Loài này chủ yếu sống ở trên cây (ban ngày: 71,9 %; ban đêm: 96,7 %). Rồng đất hoạt động mạnh nhất trong thời gian khoảng 10:00–13:00 giờ (65,2 %). Ban đêm, loài này chủ yếu bám trên cây ven bờ suối để nghỉ ngơi; số lượng cá thể phát hiện từ 20:00–22:00 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất (60,2 %). Vi môi trường sống được Rồng đất sử dụng nhiều nhất là cây thân gỗ, tán lá, dây leo và cây bụi. Nhiệt độ không khí và độ ẩm tương đối có ảnh hưởng (p ≤ 0,005) đến việc sử dụng vi môi trường sống. Rồng đất có sự phân tầng sinh thái tùy thuộc vào nhóm tuổi: cá thể trưởng thành phân bố chủ yếu ở tầng cao (trên 3 m), con non phân bố ở tầng thấp (dưới 0,5 m), cá thể gần trưởng thành phân bố ở tầng giữa (từ 1,01–2,0 m). Từ khóa: Rồng đất, Physignathus cocincinus, hoạt động ngày đêm, vi môi trường sống, Thừa Thiên Huế 1 Mở đầu Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) là một loài thằn lằn phân bố khá rộng ở các khu rừng nhiệt đới thuộc khu vực Nam châu Á. Loài này phân bố từ Nam Trung Quốc qua Việt Nam, Lào, về phía Nam tới Thái Lan [4, 7, 9]. Tuy nhiên, Rồng đất đã và đang bị khai thác quá mức để làm thức ăn đặc sản ở khu vực miền Trung. Bên cạnh đó, Rồng đất có .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.