TAILIEUCHUNG - Tư tưởng Nho giáo về giáo dục ở Việt Nam - Nguyễn Hiền Lương
Các học phái triết học Trung Quốc thời cổ đại đã có những quan điểm riêng của mình về giáo dục. Trong các học phái tư tưởng ấy, tư tưởng của Nho giáo là phong phú, hệ thống nhất và tiếp tục vận động, phát triển, đóng vai trò chủ lưu trong thời kỳ trung cổ. Tư tưởng của Nho giáo về giáo dục đã có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến và hiện nay. Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là việc làm quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 7(92) - 2015 LỊCH SỬ số- KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tư tưởng Nho giáo về giáo dục ở Việt Nam Nguyễn Hiền Lương * Tóm tắt: Các học phái triết học Trung Quốc thời cổ đại đã có những quan điểm riêng của mình về giáo dục. Trong các học phái tư tưởng ấy, tư tưởng của Nho giáo là phong phú, hệ thống nhất và tiếp tục vận động, phát triển, đóng vai trò chủ lưu trong thời kỳ trung cổ. Tư tưởng của Nho giáo về giáo dục đã có ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục Việt Nam thời kỳ phong kiến và hiện nay. Làm rõ ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là việc làm quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Từ khóa: Tư tưởng Nho giáo; giáo dục Việt Nam; phong kiến. 1. Tư tưởng Nho giáo về giáo dục ở Việt Nam thời phong kiến Nền giáo dục thật sự có hệ thống, có tổ chức ở Việt Nam thời phong kiến là nền giáo dục Nho học với văn tự chữ Hán. Theo Đào Duy Anh thì tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ thời Bắc thuộc qua tiếp xúc, giao lưu với người Hán sang cai trị Việt Nam; qua những người nhà sư, đạo sĩ phổ biến các đạo Phật, Lão, Khổng. Các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ không quan tâm đến dạy cho người Việt Nam, mà chỉ chú trọng dạy cho những người mang dòng máu Hán. Thời kỳ đầu đất nước mới giành được độc lập (939 - 1009), dưới các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, việc học lúc này tiến hành trong các trường tư và chùa, nhưng chưa phát triển(1). Triều Lý tồn tại 215 năm, trải qua chín đời Vua (1010 - 1225), những thành tựu trong lĩnh vực xây dựng đất nước là nền tảng để nhà Lý phát triển văn hóa giáo dục và tạo ra đời sống tinh thần cho một quốc gia độc lập. Nhà Lý chủ trương dạy, học theo chế độ Nho học, tách Nho học ra khỏi 94 môi trường nhà chùa để tuyển chọn đội ngũ quan lại cai trị bộ máy hành chính và làm công tác truyền bá đạo Khổng. Đây là sự định hướng cơ bản, nền tảng về vị trí, nhiệm vụ, vai trò của giáo dục khoa cử đối với quá trình xây dựng, phát triển đất
đang nạp các trang xem trước