TAILIEUCHUNG - Phóng sự thời kỳ đổi mới ( 1986-1996 ) cuộc bùng phát lần thứ hai trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại
Nội dung bài viết phân tích phóng sự thời kỳ đổi mới (1986-1996) cuộc bùng phát lần thứ hai trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Số 3(43)/Năm 2007 Phóng sự thời kỳ đổi mới (1986-1996) “Cuộc bùng phát lần thứ hai” trong lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại Ngô Thu Thủy (Trường ĐH S− phạm - ĐH Thái Nguyên) Những năm 40 của thế kỉ XX, nhắc đến thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam, nhà phê bình Vũ Ngọc Phan viết: “Lối viết này thật hoàn toàn mới ở nước ta, và cũng như ở các nước, nó là con đầu lòng của nghề viết báo” [6]. Ra đời muộn hơn so với các thể loại khác, song phóng sự có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong văn học Việt Nam thế kỉ XX. Do đặc tr−ng thể loại, phóng sự có những biến thiên gắn với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi muốn nói đến phóng sự 10 năm đổi mới (1986-1996) - một giai đoạn nổi bật và đầy ý nghĩa - “cuộc bùng phát lần thứ hai”[3] trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Là một trong những thể loại chủ chốt của báo chí, trên các tờ báo lớn như: Thanh niên, Phụ nữ, Lao động, Văn nghệ, Tiền phong, An ninh thế giới., phóng sự thời kỳ đổi mới thường chiếm vị trí trang trọng trên trang nhất, gây được sự chú ý của bạn đọc khắp cả nước. Hàng loạt phóng sự ra đời vào thập niên 80 - 90 với những vấn đề bức xúc của x hội không chỉ tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi và khá gay gắt trong độc giả mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, so với các thể loại văn học khác, các công trình nghiên cứu về phóng sự thời kỳ đổi mới còn rất khiêm tốn. Đa số đó là các bài viết, bài tổng kết các cuộc thi bút kýphóng sự trên tuần báo Văn nghệ (Những trang văn nhập cuộc với đời sống, Một mảng hiện thực đời sống trên những trang văn - Hữu Thỉnh, Dấu ấn một thời kỳ - Bùi Hiển.), các bài đánh giá, nhận xét mang tính chất sơ lược về một tác giả, tác phẩm cụ thể (Mọi linh hồn đều được đ−a tiễn - Nguyễn Khắc Trường, Nhớ m?i cái đêm hôm ấy. - Bế Kiến Quốc (Báo Văn nghệ).) hay cũng chỉ là cái nhìn khái quát về diện mạo và vai trò xung kích của thể loại trong thời kỳ này (Đời sống văn học đ−ơng đại .
đang nạp các trang xem trước