TAILIEUCHUNG - Một số phong tục tập quán của người dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản
Mỗi dân tộc có sự khác nhau về điều kiện địa lí địa bàn cư trú, về phong tục tập quán., đó là những yếu tố cơ bản tác động lên sức khỏe của cộng đồng tộc người. Người dân tộc Sán Dìu (NDTSD) vẫn còn những hạn chế trong sự phát triển về kinh tế, giáo dục và tiếp cận kiến thức khoa học kĩ thuật., trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Đó là lí do của nghiên cứu này, với mục tiêu: Mô tả một số phong tục tập quán ảnh hưởng tới SKSS của phụ nữ NDTSD. | Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009 Y- Dược học MỘT SỐ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC SÁN DÌU Ở XÃ NAM HÒA, HUYỆN ĐỒNG HỶ CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE SINH SẢN Lê Minh Chính (Trường ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên) 1. Đặt vấn đề Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, với tỉ lệ là 86,83%, một số dân tộc thiểu số có dân số trên dưới 1 triệu người, như Tày, Thái còn dân tộc Sán Dìu có hơn người [10]. Mỗi dân tộc có sự khác nhau về điều kiện địa lí địa bàn cư trú, về phong tục tập quán., đó là những yếu tố cơ bản tác động lên sức khỏe của cộng đồng tộc người. Người dân tộc Sán Dìu (NDTSD) vẫn còn những hạn chế trong sự phát triển về kinh tế, giáo dục và tiếp cận kiến thức khoa học kĩ thuật., trong đó có vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Đó là lí do của nghiên cứu này, với mục tiêu: Mô tả một số phong tục tập quán ảnh hưởng tới SKSS của phụ nữ NDTSD. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . Địa điểm: Xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, dân số hơn 10 ngàn người, có 8 dân tộc anh em, trong đó NDTSD có gần 6 ngàn người. . Đối tượng và phương pháp - 112 phụ nữ NDTSD, gồm: những người đang mang thai (PNCT) , bà mẹ nuôi con bú (BMNCB) và một số phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu máu [3], đã định cư lâu đời, còn giữ nhiều phong tục tập quán cũ trong đời sống, sinh hoạt. - Lãnh đạo địa phương, trạm y tế xã, già làng, trưởng bản, cộng tác viên dân số (CTVDS), nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB). - Sử dụng phương pháp mô tả diện cắt ngang và điều tra xã hội học, như: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát thực tế. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 - 2008 đến tháng 10 - 2008 3. Kết quả và thảo luận - Điều tra 112 hộ gia đình NDTSD, thảo luận nhóm với 28 người dân, phỏng vấn sâu 14 người: Bí thư Đảng ủy xã, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch phụ nữ xã, Chủ tịch mặt trận xã, 2 già làng, 4 trưởng bản, 4 CTVDS, 1 trạm trưởng trạm y tế xã. Kết quả thu được như sau: . Đặc điểm về kinh tế, văn hóa xã hội Bảng 1. Tình hình kinh tế gia đình
đang nạp các trang xem trước