TAILIEUCHUNG - Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế

Bài viết phân tích sự du nhập của nhiếp ảnh và sự hoạt động của nhiếp ảnh ở Huế. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn xem chi tiết nội dung bài viết. | 3 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 VĂN HÓA - LỊCH SỬ VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NHIẾP ẢNH VÀ ĐIỆN ẢNH Ở THỪA THIÊN HUẾ* Nguyễn Xuân Hoa** I. Nhiếp ảnh 1. Sự du nhập nhiếp ảnh vào Huế Lịch sử nhiếp ảnh ra đời kể từ ngày Chính phủ Pháp công bố phương pháp chụp ảnh của Jacques Daguerre (1787-1851) vào năm 1839, như một món quà cho nhân loại, và năm 1845, dưới thời vua Thiệu Trị, đã có hai bức ảnh đầu tiên của nhiếp ảnh gia Alphonse Jules Itier chụp về Việt Nam. A. J. Itier là phóng viên đi theo phái đoàn Pháp sang Trung Hoa ghi hình sự kiện ký hiệp ước Hoàng Phố giữa Pháp và Trung Hoa; trên đường trở về theo tàu L’Alemène, tàu đã ghé bến Tiên Sa, Đà Nẵng để thị uy, đòi thả Giám mục Lefebvre bị triều đình Huế bắt giam. Lúc ở Đà Nẵng, A. J. Itier đã chụp được đồn binh “Non Nay” và bến cảng Đà Nẵng. Trong hồi ký của mình, A. J. Itier viết: “Trong khi mọi người đứng trên boong tàu, chờ đón giáo sĩ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh và tiến tới chân đồn binh Non Nay. Khi tôi đặt chân lên đất, cũng là lúc người ta kéo cờ hiệu khởi hành lên nóc cột chiến hạm, tiếp đó là một phát đại bác nổ rền vang, ra lệnh nhổ neo. Vài phút trễ tràng có thể làm thay đổi vận mệnh đời tôi. Xin Thượng đế phù hộ! Cầu cho hai tấm phim đã chụp, đạt được kết quả. Đó là bến cảng Đà Nẵng Tất cả quang cảnh đã được thu vào ống kính một cách trung thực, ngoại trừ cảm xúc của tác giả.”(1) Bức ảnh “Đồn binh xứ Đàng Trong Non Nay” hiện còn trưng bày tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Pháp. Phải đến năm 1863, khi sứ bộ của triều đình Tự Đức, do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm Phó sứ, Ngụy Khắc Đản làm Bồi sứ sang Pháp điều đình xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đang ở Paris, người Việt Nam mới tiếp cận với kỹ thuật nhiếp ảnh và được chụp ảnh, để lại những bức ảnh đầu tiên của các vị quan triều Nguyễn. Trong tập Tây hành nhật ký, Phạm Phú Thứ đã ghi chép các chi tiết: “Ngày mồng bảy, (tức ngày 20/9/1863, mồng 7 tháng Chín năm Quý Hợi, Tự Đức thứ 16) Hà-ba-lí (2) báo rằng Quốc trưởng của

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.