TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu cơ chế mòn dao gắn mảnh PCBN sử dụng tiện tinh thép 09CrSi qua tôi

Độ cứng của vật liệu gia công ảnh hưởng trực tiếp đến quy luật phát triển nhiệt độ trong vùng cắt và tốc độ mòn mặt sau. Liu và đồng nghiệp [5] đã chỉ ra rằng mòn xảy ra với tốc độ cao nhất trong khoảng độ cứng của VLGC từ 40 ÷ 50 HRC và thấp hơn trong khoảng độ cứng 60 ÷ 64 HRC. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của vận tốc cắt đến mòn dụng cụ PCBN nhỏ hơn nhiều so với dụng cụ các bít và ceramics. | T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 4(48) Tập 2/N¨m 2008 NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ MÒN DAO GẮN MẢNH PCBN SỬ DỤNG TIỆN TINH THÉP 09CrSi QUA TÔI Phan Quang Thế - Trần Ngọc Giang (Trường ĐH Kĩ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên) 1. Mở đầu Từ nửa đầu của thập kỷ 70, tiện cứng (hard turning) được áp dụng để gia công vật liệu (thường là thép qua tôi) có độ cứng từ 45 – 65 HRC. Tiện cứng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp ô tô khi gia công các chi tiết như vành bánh răng, vòng ổ, dụng cụ và khuôn mẫu. Đặc biệt tiện cứng được sử dụng khi gia công các chi tiết có hình dáng phức tạp và không cần sử dụng dung dịch bôi trơn - làm nguội, gia công chính xác lần cuối (tiện tinh) các chi tiết máy có tỉ số kích thước chiều dài trên đường kính nhỏ [1]. Tiện cứng cho phép đạt độ chính xác và nhám bề mặt tương đương với mài nhưng đầu tư thấp hơn và có khả năng tạo nên trên lớp bề mặt ứng suất dư nén làm tăng tuổi thọ về mỏi của chi tiết máy trong các tiếp xúc lăn [2]. Tuy nhiên, tiện cứng đòi hỏi máy, hệ thống công nghệ có độ cứng vững và độ chính xác cao [3]. Khi gia công 4 loại thép tôi khác nhau, có độ cứng như nhau, Poulachon và đồng nghiệp [1] đã kết luận rằng mòn mặt trước là dạng mòn phổ biến khi gia công thép đã tôi cứng, thép có chứa các hạt các bít cứng với kích thước lớn sẽ có tính gia công (trên khía cạnh mòn dao) kém hơn thép có cấu trúc mactensit đồng đều. Cơ chế mòn dụng cụ chủ yếu là khuếch tán kết hợp với cào xước hoặc dính. Kevin và đồng nghiệp [4], sử dụng hai loại mảnh dao CBN-H và CBN-L với chất liên kết là TiN và một lượng nhỏ Co tiện thép AISI 52100 cho thấy mòn mặt sau tăng gần như tuyến tính với chiều dài cắt và tốc độ mòn của mảnh dao CBN-H cao hơn. Mòn xuất hiện trên cả mặt trước và sau kèm theo hiện tượng dính của VLGC trên bề mặt các vùng mòn (materials transfer). Các hạt CBN bị tách ra khỏi mảnh dao đặc biệt khi tăng vận tốc cắt. Tương tác của VLGC với pha thứ hai của VLDC là nguyên nhân trực tiếp làm yếu liên kết của các hạt CBN với nền và bị cuốn đi. Độ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
309    135    0    02-12-2024
5    165    1    02-12-2024
6    136    0    02-12-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.